4
/
68591
Dấu hiệu “khủng hoảng thừa”
dau-hieu-khung-hoang-thua
news

Dấu hiệu “khủng hoảng thừa”

Thứ 5, 27/12/2018 | 09:09:30
881 lượt xem

Thị trường ứng dụng đặt xe vừa có thêm một tân binh với tên “Be” thuộc BeGroup và sẽ cung cấp các dịch vụ di chuyển BeBike và BeCar từ ngày 17.12.

Chưa lúc nào thị trường này lại đông đúc như thế, với hơn 10 ứng dụng cùng cạnh tranh trong một thị trường khoảng 95 triệu dân.

Nhưng trên thực tế, “đấu trường” khốc liệt nhất chính là ở các tỉnh, thành như: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Nha Trang. Tại những nơi này, có thể nói đang dần trở nên “chật chội” với các ứng dụng đặt từ Grab, Go-Viet, FastGo, VATO, Aber, Now, Vinasun, Mai Linh, G7… Thế nhưng, các ứng dụng Việt trong lĩnh vực này lại chưa mạnh.

Theo thống kê, thị trường gọi xe qua ứng dụng tại Việt Nam đang có giá trị 500 triệu USD, và sẽ sớm tăng lên 2 tỉ USD trong vài năm tới.

Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng, 0,5 hay 2 tỉ USD cũng không hoàn toàn là những giá trị mới phát sinh mà trong đó có phần “mất đi” của phương thức xe ôm và taxi truyền thống. Mới đây nhất, Liên minh taxi Việt được thành lập với 17 hãng taxi truyền thống tham gia cùng sử dụng chung một phần mềm gọi xe. Cho thấy, số doanh nghiệp công nghệ và vận tải tham gia thị trường gọi xe qua ứng dụng tại Việt Nam đang bùng nổ.

Nhưng trên thực tế, đến thời điểm này, dù được biết đến và dùng nhiều như ứng dụng Grab hay Go-Viet, thì cũng chưa thể có lãi nếu không muốn nói là đang “lỗ theo kế hoạch”. “Chiếc bánh” 500 triệu USD và sẽ tăng lên 2 tỉ USD tưởng “ngon ăn” nhưng lại không hề “dễ xơi”.

Sự lao vào lĩnh vực này, bên cạnh vì yếu tố xu thế với “chiếc bánh” thị trường tăng trưởng nhanh (41% trong giai đoạn 2015-2018 và 29% trong giai đoạn 2018-2025) và ngày càng nở ra, cũng cho thấy dấu hiệu “bầy đàn” và sự thiếu ý tưởng kinh doanh sáng tạo trong nền kinh tế số Việt Nam hiện nay.

Việt Nam đang bắt đầu hình thành một nền kinh tế số với rất nhiều tiềm năng thị trường có thể khai thác. Trong đó, chỉ 4 lĩnh vực gồm ứng dụng gọi xe, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và du lịch trực tuyến đã đạt giá trị thị trường 9 tỉ USD trong năm 2018 này và tăng nhanh lên 33 tỉ USD trong năm 2025.

Song trong nhóm “tứ trụ” này, có thể thấy sự tập trung quá mức vào lĩnh vực ứng dụng gọi xe trong khi lĩnh vực quảng cáo trực tuyến hay du lịch trực tuyến thì còn thiếu những start-up Việt có sự đột phá từ giải pháp công nghệ, phương thức kinh doanh và quy mô thị trường.

Theo Thẩm Hồng Thùy/Lao động

  • Từ khóa

Đua chặt hồ tiêu, cao su... để trồng sầu riêng

Dù các chuyên gia lên tiếng cảnh báo nhưng nhiều nông dân cho rằng giá sầu riêng sẽ vẫn duy trì ở mức cao thời gian tới do cung không đủ cầu.
10:24 - 03/05/2024
79 lượt xem

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
09:13 - 03/05/2024
99 lượt xem

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thiệt đủ đường

Để tránh xung đột lợi ích, doanh nghiệp đầu mối không được bán hàng trực tiếp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu cùng hệ thống mà phải thông qua thương nhân...
07:37 - 03/05/2024
138 lượt xem

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số...
17:16 - 02/05/2024
481 lượt xem

Kỷ lục: Đường sắt lãi gấp 3 lần mục tiêu cả năm

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) khiếm tốn đặt mục tiêu lãi 5 tỉ đồng trong năm 2024 nhưng mới hết quý 1, hai công ty con là Đường sắt Hà Nội và...
17:58 - 02/05/2024
474 lượt xem