240
/
85401
Những sai lầm cần tránh khi thực hiện cúng ông Công, ông Táo
nhung-sai-lam-can-tranh-khi-thuc-hien-cung-ong-cong-ong-tao
news

Những sai lầm cần tránh khi thực hiện cúng ông Công, ông Táo

Thứ 6, 17/01/2020 | 11:28:53
478 lượt xem

Cúng ông Công, ông Táo là truyền thống tốt đẹp có từ ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời.

Vào ngày 23 tháng Chạp người dân thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.

Vào ngày 23 tháng Chạp người dân thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.

Việc thờ cúng ông Táo thể hiện sự mong muốn Táo quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn no ấm, hạnh phúc.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, Táo quân quanh năm ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để “Vua bếp” phù trợ cho mình được nhiều may mắn trong năm mới, người dân thường làm lễ tiễn ông Táo về trời rất trọng thể. Đến trưa 30 Tết, ông Táo lại có mặt ở hạ dưới để tiếp tục công việc.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã khẳng định Tết ông Công, ông Táo là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục của dân tộc Việt Nam đã được lưu truyền và gìn giữ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của tập tục này và có những ứng xử phù hợp với văn hóa tâm linh. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh nghi thực hiện nghi thức cúng ông Công, ông Táo:

Cúng Táo quân dưới bếp được không?

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Nên vào ngày này, một số người chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng, 1 đặt trên ban thờ gia tiên và 1 đặt ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng. Ngày 23 tháng Chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không nên thực hiện ở bếp.

Hơn nữa, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên thường bị coi là nhếch nhác, nếu hành lễ ở đây sẽ thiếu trang trọng. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được đặt ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

  Vào ngày 23 tháng Chạp người dân thường tiến hành việc phóng sinh cá chép. Ảnh: LDO

Lễ vật càng nhiều càng tốt

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện sự thành tâm của gia chủ với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp.

Lễ vật chuẩn bị gồm: Cá chép, gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, bát canh, đĩa xào, đĩa hoa quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà.

Nhưng lễ vật chỉ là một phần, quan trọng là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ. Hiện có gia đình đốt nhiều vàng mã, có cả điện thoại iPhone giấy, xe ôtô giấy, sắm cá chép quý, đắt tiền với hy vọng lễ vật càng nhiều thì càng thiêng.

Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho rằng việc làm này không chỉ tốn kém tiền của, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

Sai lầm cần tránh khi thả cá chép

Trong nghi lễ cúng ông Công, ông Táo, người dân có thể dùng cá chép giấy (để hóa cùng mũ áo tiền vàng), hoặc cá chép thật (sau đó phóng sinh ra ao, hồ).

Tuy nhiên, các chuyên gia văn hóa lưu ý, khi tiến hành nghi thức thả cá, người dân cần làm đúng cách, bằng cả cái tâm chứ không nên theo phong trào.

Khi thả cá cần thao tác nhanh gọn trong thời gian ngắn – tính từ khi mua cá về để tránh việc cá bị chết trước khi được phóng sinh, không cần chọn ngày giờ tốt, xấu mới thả cá bởi đó là mê tín.

Khi thả cá, người dân không nên cầm cả xô cá đổ xuống ao hồ; không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước… vì như thế cá dễ chết, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Thêm một lưu ý, các gia đình không nên thả cá chép theo phong trào, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm. Nếu gia đình nào ở gần nơi có thể thả cá chép thì mới làm thủ tục phóng sinh cá xuống nước. Còn nếu không, thì nên cúng tượng trưng, tránh việc thả cá ở những nơi nguy hiểm, dẫn đến trượt chân, té ngã như từng xảy ra những năm trước.

Theo Bích Hà/Lao động

https://laodong.vn/xa-hoi/nhung-sai-lam-can-tranh-khi-thuc-hien-cung-ong-cong-ong-tao-779141.ldo

  • Từ khóa

Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai: Lên đến hơn 500 ca

Tính đến 6 giờ ngày 4.5, tổng số ca bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở TP. Long Khánh lên đến 529 người. Theo nhận định của Đoàn công tác Bộ Y tế, khả năng...
09:18 - 04/05/2024
217 lượt xem

Từ ngày 1-7 chỉ sử dụng một tài khoản VNeID để thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là...
15:52 - 03/05/2024
615 lượt xem

Tăng lương tối thiểu từ ngày 1-7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có...
14:39 - 03/05/2024
618 lượt xem

Nhiều mặt hàng tăng giá, người tiêu dùng 'bóp bụng' với mâm cơm

Với hàng loạt mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thịt... đều tăng giá, nhiều người dân cho biết phải 'thắt lưng buộc bụng' để duy trì cuộc sống chứ...
12:28 - 03/05/2024
678 lượt xem

Đề xuất Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt trong 2 lĩnh vực

Bộ LĐ-TB-XH vừa đề xuất Chính phủ Nhật Bản mở thêm nhóm nghề kỹ năng đặc định tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng và sản xuất chế biến...
11:03 - 03/05/2024
725 lượt xem