240
/
59589
Thắp màu hy vọng cùng gia đình trẻ tự kỷ
thap-mau-hy-vong-cung-gia-dinh-tre-tu-ky
news

2/4 - Ngày thế giới nhận biết chứng tự kỷ Thắp màu hy vọng cùng gia đình trẻ tự kỷ

Thứ 2, 02/04/2018 | 10:00:06
1,420 lượt xem

BGTV- Sinh ra những đứa con bình thường, khỏe mạnh luôn là mong muốn của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có những “hành trình” nuôi con trải dài bởi nước mắt, lo sợ và cả những trăn trở khôn nguôi về tương lai của những trẻ mắc hội chứng tự kỷ... Vượt lên tất cả, họ vẫn đang ngày đêm nhẫn nại, động viên, uốn nắn con em của mình, cùng với cộng đồng thắp lên màu xanh hi vọng – màu của yêu thương.

Vượt qua hoang mang

Chị Trần Thu H. (37 tuổi, TT Đồi Ngô, Lục Nam) sinh con khi tuổi đã khá cao. 3 năm trước, chị nhận ra con mình có những dầu hiệu “khác lạ” so với bạn bè cùng trang lứa, chị kiên nhẫn tìm hiểu trên mạng và “mơ hồ” hiểu rằng con mình đang có dấu hiểu tự kỷ. Điều này càng như “sét đánh ngang tai” khi các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Hà Nội kết luận rằng cháu mắc hội chứng tự kỷ, đây không phải là một loại bệnh mà là dạng rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, cần can thiệp càng sớm càng tốt nếu không trẻ sẽ khó có thể phát triển bình thường.

Những mầm non chậm lớn rất cần tình yêu thương từ gia đình và xã hội

“Khi biết con như vậy tôi gần như ngã khụy, 2 vợ chồng muộn màng mới có con mà giờ cháu bị như vậy, những ngày sau đó tôi khóc suốt, nhìn con gào thét cào cấu mẹ mỗi khi đòi cái gì, không chịu nói, không chịu nhìn mẹ khiến tôi càng suy sụp... Cũng may là sau đó chồng động viên, rồi cùng tham gia một hội các mẹ có con tự kỷ trên mạng, cùng động viên, hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi con, dần dần tôi cũng nguôi ngoai hơn, sau đó tôi quyết định nghỉ việc để ở nhà chăm cháu” – chị H nhớ lại.

Mất gần 1 năm vượt qua cú sốc khi biết con tự kỷ, chị Nguyễn Thanh T. (phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang) đến nay đã vững tâm hơn rất nhiều trong công cuộc nuôi dạy con mình. Chị chia sẻ: “Trước đây khi chưa hiểu rõ về hội chứng này, tôi thật sự rất hoảng sợ, nghĩ rằng cánh cửa tương lai của con từ nay đóng lại rồi, nhưng gặp gỡ, tiếp xúc với các chuyên gia giáo dục, được hướng dẫn về cách nuôi con, tìm được những địa chỉ tin tưởng để gửi gắm cháu, tôi nhận thấy con mình hoàn toàn có thể hòa nhập cộng đồng và phát triển tốt”.

Được can thiệp sớm và đúng, trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể phát triển bình thường

Điều khó khăn nhất với chị T không phải là việc chấp nhận con mình tự kỷ mà chính là thuyết phục các thành viên trong gia đình hiểu về hội chứng này. Chị nhớ lại: “Bà nội của cháu ban đầu kiên quyết không thừa nhận cháu mắc tự kỷ, cho rằng cháu chỉ nghịch ngợm, bướng bỉnh, rồi còn đi xem thầy để cắt thuốc nam cho cháu uống... Biết là bà rất thương nhưng không hiểu đầy đủ về hội chứng này nên tôi thuyết phục bà dần dần, rồi còn đưa bà đến nghe một vài buổi phổ biến kiến thức tại trường cháu theo học, cũng từ đấy bà ủng hộ và giúp tôi rất nhiều trong việc nuôi dạy con”

Tự kỷ không phải là bệnh, đây là một hội chứng khuyết tật phát triển bẩm sinh.

Chìa khóa là tình yêu thương

Đối với rất nhiều bậc cha mẹ, việc thừa nhận con mình mắc chứng tự kỷ là một điều vô cùng khó khăn. Để giúp trẻ tự kỷ vượt qua những khó khăn của hội chứng và hòa nhập với cộng đồng, trước hết phụ huynh phải có một tâm lý vững vàng, tỉnh táo tìm hiểu phương pháp phù hợp nhất để can thiệp giúp con càng sớm càng tốt, không để lỡ mất giai đoạn vàng của trẻ (0-3 tuổi).

Ngày 2/4 được Liên hợp quốc chọn là "Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ" với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường quan tâm đến hội chứng này (Trong ảnh: Cô trò TT Sunflower trong một hoạt động ngoại khóa)

Tại trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập Hoa Hướng Dương (Số 116 Thân Nhân Tín, Phường Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang) những ngày này rộn rã tiếng cười nói của cô và trò. Trong ngày đặc biệt dành cho những “mầm non lớn chậm” ấy, cô Thơ – giám đốc trung tâm và cũng là người đặt nền tảng đầu tiên cho một địa chỉ giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ tại Bắc Giang chia sẻ: “Mỗi đứa trẻ là một điều kỳ diệu, trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể hòa nhập xã hội và lớn lên như những trẻ bình thường nếu có sự chăm sóc, quan tâm của gia đình và xã hội. Vai trò của gia đình trong việc uốn nắn trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi có nhiều thời gian bên cạnh trẻ hơn, những trẻ rối loạn nhẹ nếu được can thiệp sớm và đúng phương pháp có thể hòa nhập nhanh hơn. Hãy nhìn trẻ bằng sự bao dung, tình yêu thương và nhẫn nại để có thể hướng dẫn, đưa các con về đúng quỹ đạo của cuộc sống, trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội”.

Minh Anh

  • Từ khóa
TT
Đằng Thị Tính - 5 năm trước
Bé nhà e lên 6tuổi mà vẫn chưa nói được nhiều, e có cho bé đi khám đc kl bé mắc bệnh tự kỷ, bé ở nhà thì hòa nhập với mn, nhưng đến lớp với thầy cô thì không?

Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật

Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn, tạm giữ rất nhiều phương tiện của người vi phạm. Không ít trong số...
16:00 - 06/05/2024
57 lượt xem

Chính thức khai thác 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch ở Hà Nội

Từ 6/5, 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch trên tuyến đường Vành đai 3 chính thức được tháo dỡ rào chắn phục vụ người dân đi lại.
15:31 - 06/05/2024
77 lượt xem

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu nếu để lộ thông tin cá nhân

Bộ Công an đề xuất mức phạt đến 500 triệu đồng đối với hành vi để lộ thông tin cá nhân từ 1 - 5 triệu người, nếu số người bị lộ nhiều hơn thì phạt theo...
14:21 - 06/05/2024
99 lượt xem

Vụ xe tải lao vào 8 người trong tạp hóa: Tài xế có nồng độ cồn vượt khung

Cơ quan chức năng xác định tài xế xe đầu kéo liên quan vụ tai nạn trong hơi thở có nồng độ cồn ở mức 0,5mg/l khí thở.
11:00 - 06/05/2024
190 lượt xem

Miền Bắc sắp đón 2 đợt nắng nóng trong tháng 5

Cơ quan khí tượng dự báo, miền Bắc từ ngày 12 - 31.5 có khả năng xuất hiện 2 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng.
08:47 - 06/05/2024
709 lượt xem