240
/
56316
Đề nghị giảm phí các trạm BOT hoặc bỏ thu phí bảo trì đường bộ
de-nghi-giam-phi-cac-tram-bot-hoac-bo-thu-phi-bao-tri-duong-bo
news

Đề nghị giảm phí các trạm BOT hoặc bỏ thu phí bảo trì đường bộ

Thứ 4, 20/12/2017 | 15:53:20
492 lượt xem

Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng vưa có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị bãi bỏ việc thu phí bảo trì đường bộ với phương tiện để tránh tình trạng phí chồng phí như hiện nay.

Lái xe trả tiền mua vé tại trạm thu phí BOT số 1, Quốc lộ 5 huyện Văn Lâm. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Thu phí Quốc lộ 5 là để duy tu đường

Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vận tảỉ trong giai đoạn hiện nay, Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa Hải Phòng cho biết, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xin giảm phí trên các Quốc lộ mà có dự án BOT (vì mức giảm là quá thấp so với việc tăng phí quá cao thời gian vừa qua).

Đơn vị này cũng đề nghị bãi bỏ việc thu phí tại 2 trạm trên Quốc lộ 5 do hầu hết các phương tiện hiện nay đã đóng phí bảo trì đường bộ theo Nghị định 18/2012 của Chính Phủ về quỹ bảo trì đường bộ quy định các tuyến đường được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước (trong đó có Quốc lộ 5) không được tiến hành thu phí BOT vì các xe khi đi đăng kiểm đã nộp phí bảo trì đường bộ.

“Trong trường hợp Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính vẫn duy trì thu phí tại 2 trạm trên Quốc lộ 5, đề nghị bãi bỏ việc thu phí bảo trì đường bộ với phương tiện để tránh tình trạng phí chồng phí như hiện nay,” ông Tiến khẳng định.

Về vấn đề này, lãnh đạo Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI-nhà đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng), đơn vị được giao thu phí tại 2 trạm Quốc lộ 5 cho rằng, từ những năm 2004, Quốc lộ 5 mặc dù mới được nâng cấp vào năm 1998 đã mãn tải, thường xuyên ùn tắc, thời gian di chuyển mất từ 3-4 giờ cho 100km từ Hà Nội-Hải Phòng, không đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong tình hình Ngân sách Nhà nước eo hẹp, chưa thể bố trí vốn ngay để triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc mới, Chính phủ đã quyết định giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đầu tư tuyến đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

Để triển khai, Nhà nước đã hỗ trợ một phần bằng việc giao cho VIDIFI thu phí tại 2 trạm Quốc lộ 5 tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư đường cao tốc. Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức bàn giao cho VIDIFI quản lý, thu phí 2 trạm thu phí Quốc lộ 5 từ ngày 20/1/2009.

Sau đó 4 năm, vào năm 2012, Nhà nước có chủ trương thành lập Quỹ bảo trì đường bộ, theo đó, xóa bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước trên các Quốc lộ từ ngày 1/1/2013, áp dụng việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện.

Đối với các trạm thu phí hoàn vốn, hỗ trợ vốn dự án BOT vẫn được tiếp tục hoạt động cho đến hết thời hạn hợp đồng BOT trong đó có 2 trạm Quốc lộ 5. Cụ thể tại Quyết định 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ và phương án tài chính kèm theo, VIDIFI được tiếp tục thu phí tại 2 trạm Quốc lộ 5 cho đến hết thời hạn BOT và được bổ sung một số cơ chế hỗ trợ của Nhà nước.

Mặt khác, theo VIDIFI, với nguồn kinh phí bảo trì đường bộ hạn chế, tại phương án tài chính cập nhật của dự án (năm 2015), các bộ ngành đã yêu cầu bổ sung thêm các khoản chi phí bảo trì, sửa chữa định kỳ Quốc lộ 5 vào phương án tài chính (nghĩa là sử dụng nguồn thu phí Quốc lộ 5 để thực hiện bảo trì, sửa chữa định kỳ tuyến đường này).

Do quốc lộ 5 đã xuống cấp (từ khi nâng cấp năm 1998 đến nay trên 18 năm chưa thực hiện sửa chữa lớn), nên phải bổ sung ngay kinh phí để sửa chữa cấp bách với số tiền khoảng 2.500 tỷ đồng (gồm 50 tỷ đồng cho dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường Quốc lộ 5 do Bộ Giao thông Vận tải triển khai thực hiện từ năm 2013; khoảng 2.000 tỷ đồng dự kiến chi để sửa chữa cơ bản khoảng 60km Quốc lộ 5 từ năm 2018-2020, trong đó, sửa chữa giai đoạn 1 vào năm 2018 với số tiền dự kiến khoảng 840 tỷ đồng).

Như vậy, ban đầu, toàn bộ nguồn thu phí Quốc lộ 5 được sử dụng để hoàn vốn đầu tư đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đến nay, VIDIFI phải trực tiếp thực hiện sửa chữa, duy tu Quốc lộ 5 với số tiền rất lớn (tính trên toàn bộ thời gian BOT, chi phí duy tu, sửa chữa Quốc lộ 5 là khoảng 13.026 tỷ đồng), số tiền thu phí còn lại, sau khi sửa chữa, duy tu mới được sử dụng để hoàn vốn đầu tư đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

“Nếu bỏ không thu phí 2 trạm Quốc lộ 5, sẽ không có đủ kinh phí để sửa chữa, duy tu tuyến Quốc lộ 5,” lãnh đạo VIDIFI nhấn mạnh.

Nhà nước có trả được các khoản hỗ trợ?

Thực tế, các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án theo Quyết định 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ (gồm 4.069 tỷ đồng khoản hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án và tái cơ cấu 300 triệu USD (khoảng hơn 6.600 tỷ đồng) các khoản vay của Ngân hàng Tái thiết Đức và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc) đến nay chưa được thực hiện.

Nếu các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án nêu trên không được cấp kịp thời, phía VIDIF đánh giá sẽ ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án (các khoản hỗ trợ của Nhà nước nếu chưa được cấp theo phương án tài chính sẽ phát sinh thêm chi phí lãi vay tạm tính trong năm 2016-2017 là 530 tỷ đồng. Nếu năm 2018 chưa được cấp, số lãi vay phát sinh thêm lũy kế tạm tính là 930 tỷ đồng), có thể dẫn đến phá vỡ phương án tài chính.

“Hiện nay, một số nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm, tìm hiểu chuyển nhượng dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nhưng đều rất đắn đo, thận trọng trong việc tiếp tục đàm phán khi các khoản hỗ trợ của Nhà nước chưa được cấp,” lãnh đạo VIDIFI tiết lộ.

Trong trường hợp miễn giảm cho các xã giáp ranh với 2 trạm Quốc lộ 5, số tiền thiếu hụt ước tính là 22 tỷ đồng/năm; trong phạm vi bán kính 3km thì số tiền thiếu hụt là 51 tỷ đồng/năm; trong phạm vi bán kính 5km số tiền thiếu hụt ước tính là 80 tỷ đồng/năm.

“Nếu không tiếp tục thu phí Quốc lộ 5, ngoài việc cấp các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo Quyết định 746/QĐ-TTg, VIDIFI đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí ngay khoản kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng để sửa chữa cấp bách Quốc lộ 5, đồng thời, cấp bù cho dự án hàng năm số tiền tương ứng với số thu phí Quốc lộ 5 dùng để hoàn vốn đầu tư dự án,” lãnh đạo VIDIFI nói./.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

  • Từ khóa

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
412 lượt xem

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường để chống béo phì?

Chính phủ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml, nhằm góp phần chống béo phì, bảo vệ...
11:19 - 22/11/2024
411 lượt xem

Phát hiện hơn 100 hài cốt khi thi công cống thoát nước ở Hà Nội

Trong quá trình đào mương thi công cống thoát nước ở Hà Nội, công nhân liên tục phát hiện những chiếc tiểu quách bên trong có hài cốt người. Đến nay, công...
17:35 - 21/11/2024
1,328 lượt xem

Chốt vé tuyến metro số 1 TP.HCM: 40.000 đồng/người/ngày đi không giới hạn

UBND TP.HCM vừa có Quyết định ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên (tuyến...
12:28 - 21/11/2024
974 lượt xem

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mỗi ga dừng 5 phút, Hà Nội - TP.HCM đi 7 giờ chứ không thể 5,5 giờ?

Bộ Giao thông vận tải đã giải trình ý kiến nêu với 23 ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mỗi ga dừng 5 phút, từ Hà Nội vào TP.HCM mất 7 giờ chứ không thể...
12:14 - 21/11/2024
980 lượt xem