240
/
153618
Thông tin mới từ cơ quan thẩm tra về hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần
thong-tin-moi-tu-co-quan-tham-tra-ve-hai-phuong-an-rut-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan
news

Thông tin mới từ cơ quan thẩm tra về hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Thứ 3, 19/09/2023 | 14:17:32
1,997 lượt xem

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong chỉ rõ rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề lớn, thách thức thực sự cho an sinh xã hội của chúng ta.

Ông Nguyễn Văn Hồi - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 19-9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới.

Số rút bảo hiểm xã hội chủ yếu rơi vào nhóm đóng dưới 5 năm

Đặt câu hỏi sau đó, Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nêu thời gian qua, vấn đề gia tăng rút bảo hiểm xã hội một lần đang nhận được nhiều sự quan tâm, cần có sự sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan để khắc phục những vướng mắc hiện có.

Ông đề nghị làm rõ thực trạng của vấn đề này, những định hướng lớn về mặt giải pháp đưa vào trong luật để hạn chế tình trạng này.

Trả lời nội dung này, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho hay hiện đang sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là thực trạng rất day dứt.

Giai đoạn 2016 - 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến khoảng 5 triệu người. 

Trong đó, có 1,3 triệu người quay trở lại thị trường lao động, đóng bảo hiểm và giảm 3,7 triệu người không đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian 2016 - 2022.

Theo ông Hồi, số rút bảo hiểm xã hội chủ yếu rơi vào nhóm đóng dưới 5 năm (chiếm gần 70%) và nguyên nhân chính là do người lao động chưa nhận thức được hết vai trò của bảo hiểm xã hội trong bảo đảm an sinh xã hội cả cuộc đời.

"Nhiều người lao động vẫn nghĩ hệ thống bảo hiểm xã hội không quan trọng trong tương lai", ông Hồi nêu thêm.

Bên cạnh đó, người lao động thu nhập thấp, tích lũy thấp nên gặp khó khăn, mất việc làm cần khoản tài chính. Tuy nhiên, số tiền rút được không lớn, với người dưới 5 năm rút được 5 - 10 tháng lương, nhân ra khoảng 25 - 30 triệu.

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bộ đã đề xuất điều đầu tiên cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội.

Đồng thời có các chính sách để tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội; hỗ trợ tạm thời cho người lao động trong các hoàn cảnh khó khăn trước mắt cũng như tạo thuận lợi cho việc tiếp cận vốn tín dụng chính sách...

Ngoài ra, cần có chính sách giảm thời gian đóng tối thiểu bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm, tăng các chế độ hỗ trợ khác về thai sản, ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp... để người lao động yên tâm tham gia.

Ông Đặng Thuần Phong - Ảnh: GIA HÂN

Ông Đặng Thuần Phong - Ảnh: GIA HÂN

Thách thức thực sự cho an sinh xã hội

Còn Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong (đại diện cơ quan thẩm tra) chỉ rõ rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề lớn, thách thức thực sự cho an sinh xã hội của chúng ta.

Ông nêu Chính phủ đưa ra 2 phương án, trong đó phương án 1 như luật hiện hành cho phép rút, nhưng khi luật sửa đổi có hiệu lực (1-7-2025) sẽ không được rút. Còn phương án thứ 2 cho rút 50% tiền người lao động đã đóng về hưu trí, tử tuất.

Ông Phong nhấn mạnh phương án nào Chính phủ đưa ra cũng có ưu, nhược điểm và cần đánh giá thật kỹ. Khi tham vấn người lao động có rất nhiều ý kiến khác nhau về các phương án.

Trong đó, có ý kiến không đồng ý cả 2 phương án của Chính phủ vì cho rằng phương án 1 sẽ dẫn đến mất công bằng với người tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực.

Với phương án thứ 2, có ý kiến cho rằng mức % chủ sử dụng đóng cho người lao động cũng là tiền của người lao động, vậy tại sao lại cho rút 50%, tiêu chí nào lại để mức đó, đồng thời việc này chưa giải trình rõ...

Quan điểm của ủy ban là bất kỳ chọn phương án nào nhưng mục đích phải đảm bảo chính sách bảo hiểm xã hội thực sự là giải pháp lâu dài cho người lao động.

Ông Phong thông tin thêm về độ tuổi rút, qua nghiên cứu từ 20 đến 40 tuổi và theo vùng miền thì Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ rút là chính, còn miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc rút không đáng kể.

Ông nhấn mạnh ngoài giải pháp trực tiếp là sửa luật thì có giải pháp gián tiếp như cơ chế tính dụng với lãi suất thấp khi gặp khó khăn, chính sách bảo đảm việc làm ổn định... để đáp ứng yêu cầu, giải quyết bài toán đặt ra cho vấn đề này.

Xác định đây là vấn đề nhạy cảm nên ủy ban sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các ý kiến, tiếp tục tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học...

Theo Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/thong-tin-moi-tu-co-quan-tham-tra-ve-hai-phuong-an-rut-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-20230919132753245.htm

  • Từ khóa

Tây nguyên và Nam bộ có mưa rất to, kéo dài nhiều ngày tới

Đêm qua, nhiều nơi ở Tây nguyên và Nam bộ ghi nhận lượng mưa vượt 100mm. Nhờ gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên mưa sẽ kéo dài nhiều ngày tới; mưa và mưa...
15:27 - 19/05/2024
193 lượt xem

Đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1-7

Bộ LĐ-TB-XH vừa có tờ trình đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ...
15:45 - 17/05/2024
1,321 lượt xem

Lương của công chức, viên chức sẽ tăng từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương hiện...
11:18 - 16/05/2024
2,262 lượt xem

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
2,162 lượt xem

Liên tiếp các vụ ngộ độc: Không “khoán trắng” việc bảo đảm an toàn thực phẩm

Chỉ trong thời gian ngắn, tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
07:47 - 16/05/2024
2,054 lượt xem