24
/
66088
Liên Hiệp Quốc cảnh báo thế giới sẽ nóng chưa từng thấy
lien-hiep-quoc-canh-bao-the-gioi-se-nong-chua-tung-thay
news

Liên Hiệp Quốc cảnh báo thế giới sẽ nóng chưa từng thấy

Thứ 3, 09/10/2018 | 08:38:52
565 lượt xem

Nghiên cứu khoa học quy mô lớn vừa công bố cho thấy con người hoàn toàn có thể kiểm soát được biến đổi khí hậu.

Hồ Poopo ở Bolivia khô cạn vào năm 2017 do biến đổi khí hậu REUTERS

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hiệp Quốc ngày 8.10 cảnh báo nhiệt độ trung bình trên thế giới sẽ tăng thêm 1,50C trong khoảng thời gian từ năm 2030-2052, nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn và thế giới không có biện pháp đối phó mới.

Theo báo cáo được gửi đến Thanh Niên, đây sẽ là căn cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách có căn cứ rõ ràng để thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Thỏa thuận này nhằm giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm tối đa 20C vào năm 2030 so với thời tiền công nghiệp, với hy vọng sẽ kiềm chế mức tăng trong phạm vi 1,50C.

Báo cáo dài 400 trang dựa trên 6.000 nghiên cứu khoa học, được IPCC gồm 195 quốc gia thành viên đưa ra cảnh báo để đạt được mục tiêu này đòi hỏi “thay đổi nhanh, quy mô lớn và chưa từng có trong mọi phương diện của xã hội”.

Cụ thể, việc phát thải khí nhà kính phải qua chu kỳ đỉnh điểm để bắt đầu sụt giảm trước năm 2020.

Việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế phải tăng từ 20-70% đến năm 2050. Trong khi đó, tỷ lệ năng lượng từ than cần giảm từ 40% trở lên và chỉ chiếm tỷ lệ một con số.

Ước tính thế giới sẽ cần khoảng 2.400 tỉ USD (56 triệu tỉ đồng) hằng năm để đầu tư vào hệ thống năng lượng, tương đương 2,5% GDP, nhằm đạt mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ.

Theo IPCC, mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được nếu xét về mặt kinh tế và kỹ thuật. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào giới lãnh đạo các nước.

Trả lời Thanh Niên, giám đốc chương trình của tổ chức bảo vệ môi trường 350.org (Mỹ) Payal Parekh phân tích rằng báo cáo cho thấy sự cấp bách phải chuyển toàn bộ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

“Việc làm ngơ trước biến đổi khí hậu không còn là một lựa chọn. Khủng hoảng về khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng đến những vùng dễ bị tổn thương nhưng lại ít gây tác động đến biển đổi khí hậu nhất”, bà nói.

Theo Khánh An/ Thanh Niên

  • Từ khóa

Tại sao vaccine đậu mùa khỉ cho trẻ em ở Cộng hòa Dân chủ Congo bị trì hoãn?

Tuần này Cộng hòa Dân chủ Congo bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa khỉ cho người lớn ở thủ đô Kinshasa, nhưng trẻ em, nhóm dễ bị tổn thương nhất, vẫn chưa có...
17:22 - 27/11/2024
10 lượt xem

Nhóm G7 rối bời với các cuộc chiến tranh khắp thế giới khi ông Biden sắp mãn nhiệm

Tại Ý, các nhà ngoại giao hàng đầu từ Nhóm G7 đã cố gắng thể hiện sự đoàn kết về xung đột Ukraine, đồng thời tranh luận về khác biệt liên quan đến Israel...
16:00 - 27/11/2024
55 lượt xem

Anh đưa ra lệnh trừng phạt nặng nề nhất nhằm vào 'hạm đội bóng tối'

Chính phủ Anh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 30 tàu thuộc "hạm đội bóng tối" Liên bang Nga.
14:39 - 27/11/2024
75 lượt xem

Hướng đến chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Nhựa là loại vật liệu linh hoạt và được sử dụng rộng rãi, cho nên không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên,...
08:03 - 27/11/2024
247 lượt xem

Xung đột Ukraine sắp đến hồi 'chơi tất tay'?

Cùng với những thông điệp sẵn sàng đàm phán, cả Nga lẫn Ukraine mà đứng sau có phương Tây dường như sắp tung những đòn "tất tay" để giành ưu thế khi đàm...
06:54 - 27/11/2024
264 lượt xem