24
/
66074
Lý do Mỹ sẽ 'ngậm bồ hòn' khi Ấn Độ mua tên lửa S-400 Nga
ly-do-my-se-ngam-bo-hon-khi-an-do-mua-ten-lua-s-400-nga
news

Lý do Mỹ sẽ 'ngậm bồ hòn' khi Ấn Độ mua tên lửa S-400 Nga

Thứ 2, 08/10/2018 | 17:17:21
605 lượt xem

Ấn Độ là thị trường vũ khí lớn, cũng là đối tác quan trọng trong liên minh đối phó Trung Quốc, khiến Mỹ khó có thể áp đặt trừng phạt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 5/10. Ảnh: Reuters 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 5/10 ký hợp đồng cung cấp 5 tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumf với tổng giá trị lên đến 5,43 tỷ USD. Theo hợp đồng này, các tổ hợp S-400 sẽ được Nga bàn giao trong vòng hai năm tới, ngoài ra Ấn Độ còn chi thêm 2,2 tỷ USD để mua bốn hộ vệ hạm tên lửa của Nga.

Thông thường khi thỏa thuận một thương vụ lớn như vậy với Nga, Ấn Độ sẽ bị Mỹ lập tức áp đặt cấm vận phạt theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua Lệnh trừng phạt (CAATSA) vốn được thông qua vào năm 2017. Tuy nhiên, Mỹ đến nay mới chỉ đưa ra một số lời đe dọa mà chưa áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào với Ấn Độ.

Biên tập viên Sebastien Roblin của National Interest nhận định Washington nhiều khả năng sẽ "ngậm bồ hòn làm ngọt", chấp nhận sự đã rồi và áp dụng quy chế miễn trừ cho New Delhi sau thương vụ S-400 này, và quan hệ Mỹ - Ấn nhiều khả năng không bị ảnh hưởng vì các lý do chính trị và kinh tế.

Mỹ đang cố gắng tranh thủ Ấn Độ với tư cách là thành viên của Bộ Tứ, liên minh không chính thức nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ấn Độ cũng ngày càng quan tâm đến việc cùng Mỹ, Nhật, Australia tăng cường vai trò của Bộ Tứ, trong bối cảnh quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh có nhiều căng thẳng trong thời gian qua.

Tên lửa phòng không S-400 khai hỏa trong một cuộc diễn tập. Ảnh: RIA Novosti. 

Phát biểu tại hội đàm Mỹ - Ấn 2+2 ở New Delhi hồi tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ "ủng hộ hoàn toàn việc Ấn Độ trở thành cường quốc toàn cầu". Cũng trong cuộc hội đàm này, đại diện Mỹ tái khẳng định mong muốn giúp Ấn Độ tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Trong khi liên minh Trung Quốc – Pakistan ngày càng được củng cố, liên minh Mỹ - Pakistan gần đây có dấu hiệu rạn nứt, khiến cả Mỹ và Ấn Độ phải tìm cách hợp tác với nhau. Mỹ kỳ vọng với sự hỗ trợ của mình và các quốc gia khác, Ấn Độ sẽ trở thành đối trọng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương, đóng vai trò bổ trợ cho chiến lược của Mỹ tại đây.

Mỹ khó trừng phạt Ấn Độ vì thương vụ S-400 với Nga còn bởi quốc gia Nam Á này là thị trường vũ khí có tiềm năng rất lớn. Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ trong năm 2017 lên đến 52,5 tỷ USD, trở thành quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn thứ 5 thế giới, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS).

Bài học lịch sử cho Mỹ thấy rằng khi áp dụng biện pháp cứng rắn với Ấn Độ, họ đã đánh mất một thị trường xuất khẩu vũ khí tiềm năng, đẩy nước này đến gần hơn với Nga.

Khi xung đột Ấn Độ - Pakistan nổ ra vào năm 1965, Mỹ cấm vận Ấn Độ và ngay lập tức Liên Xô lấp khoảng trống. Liên Xô cung cấp cho Ấn Độ một loạt khí tài hạng nặng, như xe tăng chiến đấu chủ lực T-55, xe tăng lội nước PT-76, trực thăng Mi-4, tiêm kích MiG-21 và tên lửa chống hạm P-15 Termit, giúp quân đội Ấn Độ giành lợi thế trước Pakistan năm 1971.

Xuất phát từ yếu tố lịch sử đó, Ấn Độ hiện nay có quan hệ hợp tác quốc phòng với Nga chặt chẽ hơn rất nhiều so với Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, Ấn Độ tiếp tục mua các loại vũ khí hiện đại của Nga như xe tăng T-90, tiêm kích đa nhiệm Su-30MKI, tiêm kích MiG-29, tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diesel - điện, thậm chí còn mua tàu Đô đốc Gorshkov để hoán cải thành tàu sân bay INS Vikramaditya.

Tuy nhiên, cơ hội đến với Mỹ khi Nga gần đây tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc và Pakistan, các đối thủ tiềm tàng của Ấn Độ. Sau khi Nga đồng ý bán tiêm kích Su-35S và tên lửa S-400 cho Trung Quốc, Ấn Độ bắt đầu tỏ ra quan tâm với các loại vũ khí của Mỹ.

Năm 2016, Ấn Độ và Mỹ ký thỏa thuận về việc chia sẻ các căn cứ quân sự, đồng thời Mỹ đồng ý bán máy bay tuần tra P-18, máy bay vận tải C-17, máy bay vận tải C-130 và trực thăng tấn công Apache cho Ấn Độ. Ngoài ra, một số chuyên gia nhận định rằng có dấu hiệu cho thấy Ấn Độ quan tâm đến các loại tiêm kích của Mỹ như F/A-18 Super Hornet và F-35, khi nước này chấm dứt việc cấp ngân sách cho chương trình phát triển tiêm kích tàng hình FGFA với Nga.

Trong bối cảnh Mỹ muốn Ấn Độ trở thành đối tác nhằm hình thành liên minh đối phó với sự mở rộng về mặt quân sự của Trung Quốc cũng như xuất khẩu thêm vũ khí cho Ấn Độ, giới phân tích nhận định rằng New Delhi chắc chắn sẽ được Washington miễn trừ khỏi đạo luật CAATSA sau thương vụ mua S-400 từ Nga.

"Mỹ sẽ phải tiếp tục tỏ ra kiên nhẫn trong việc xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn trên Ấn Độ trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, thậm chí phải làm ngơ trước các biện pháp trừng phạt do chính họ đặt ra, kể cả khi New Delhi tiếp tục duy trì quan hệ trong lĩnh vực quân sự với Moskva", biên tập viên Sebastien Roblin của War is Boring bình luận.

Theo Nguyễn Tiến/ Vnexpress

  • Từ khóa

Hamas xác nhận nã rocket từ Li Băng vào Israel

Lực lượng Hamas ở Dải Gaza tuyên bố các thành viên của họ ở miền nam Li Băng đã phóng loạt rocket vào một vị trí quân sự phía bắc Israel, khi giao tranh...
19:44 - 29/04/2024
180 lượt xem

Thủ tướng Campuchia nói kênh đào Phù Nam Techo lợi cho toàn dân

Thủ tướng Campuchia Hun Manet khẳng định mọi người dân sẽ hưởng lợi từ kênh đào Phù Nam Techo chứ không phải riêng gia đình ông hoặc ai khác.
16:05 - 29/04/2024
275 lượt xem

Căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông

Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã “đối đầu” với tàu chở chính trị gia Nhật Bản tại vùng biển mà cả hai nước đều đưa ra tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa...
09:59 - 29/04/2024
396 lượt xem

Tổng thống Mỹ nhắc rõ quan điểm về chiến dịch Rafah với Thủ tướng Israel

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để thảo luận về kế hoạch tấn công thành phố Rafah, thỏa thuận con tin...
08:37 - 29/04/2024
435 lượt xem

Lốc xoáy càn quét thành phố Trung Quốc, ít nhất 5 người chết, 141 nhà máy hư hại

Ít nhất 5 người thiệt mạng, 33 người khác bị thương sau khi cơn lốc xoáy càn quét thành phố Quảng Châu, Trung Quốc ngày 27-4.
15:18 - 28/04/2024
868 lượt xem