24
/
57456
Thông điệp mới từ Bình Nhưỡng: Cơ hội thống nhất bán đảo Triều Tiên?
thong-diep-moi-tu-binh-nhuong-co-hoi-thong-nhat-ban-dao-trieu-tien
news

Thông điệp mới từ Bình Nhưỡng: Cơ hội thống nhất bán đảo Triều Tiên?

Thứ 6, 26/01/2018 | 07:15:20
542 lượt xem

Triều Tiên vừa gửi đi thông điệp mới đầy thiện chí, tạo ra một niềm hy vọng về khả năng thống nhất hòa bình bán đảo Triều Tiên.

CHDCND Triều Tiên hôm 24/1 kêu gọi "mọi người dân Triều Tiên trong và ngoài nước" cần tạo một "bước đột phá" trong việc thống nhất 2 miền mà không cần sự trợ giúp của các nước bên ngoài.

thong diep moi tu trieu tien la co hoi tai thong nhat ban dao nay hinh 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: News & Reports.

Đây là thông điệp đầy tích cực mà nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi đi trong bối cảnh hai miền Triều Tiên đang xích lại gần nhau trong Thế vận hội Mùa Đông PyeongChang.

Thông báo được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải kêu gọi mọi người Triều Tiên cần "thúc đẩy tiếp xúc, đi lại và hợp tác giữa hai miền", dù khẳng định Triều Tiên sẽ "đập tan" mọi trở ngại ngăn cản nỗ lực tái thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Tuyên bố cũng kêu gọi người dân Triều Tiên cần tạo ra động lực để tháo gỡ căng thẳng quân sự hiện nay, cũng như tạo ra một bầu không khí hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Lời kêu gọi được đưa ra trước thời điểm Thế vận hội Mùa Đông diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 2 tới, khi các vận động viên Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ diễu hành dưới cùng một Lá cờ thống nhất trong lễ khai mạc- tượng trưng cho sự hòa giải giữa hai miền Triều Tiên.

Nước chủ nhà Hàn Quốc cũng liên tục đưa ra các thông điệp hòa bình thông qua Thế vận hội lần này.

Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Park Soo Hyun cho biết: “Chính quyền Hàn Quốc đã nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại, điều đó đã dẫn đến sự tham gia của Triều Tiên vào Thế vận hội lần này. Chúng  tôi tin tưởng rằng, Thế vận hội sẽ là một bước đi quan trọng giúp mang lại hòa bình đến bán đảo Triều Tiên, tới khu vực Đông bắc Á và thế giới”.

Thực tế Hàn Quốc và Triều Tiên đã thực hiện nhiều nỗ lực tái thống nhất hai miền Triều Tiên. Lần đầu tiên hai bên tổ chức đối thoại kể từ sau cuộc Chiến tranh liên Triều 1950-1953 là vào năm 1971, với nhất trí về các nguyên tắc cơ bản cho tái thống nhất. Vào năm 1991, một lần nữa Hàn Quốc và Triều Tiên lại hướng đến ý tưởng hòa giải và kí một Thỏa thuận.

Tuy nhiên vào cuối năm 1992, mối quan hệ hai nước lại căng thẳng nghiêm trọng khi Triều Tiên từ chối chấp nhận thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và phản đối Mỹ -Hàn Quốc nối lại cuộc tập trận quân sự chung.

Một dấu mốc mới diễn ra vào năm 2000, khi Hàn Quốc và Triều Tiên cùng tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên . Cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung và chính sách Ánh dương của người tiền nhiệm Roh Moo Hyun đã tạo ra sự thay đổi dần dần của Triều Tiên hướng đến tái thống nhất, thông qua hợp tác liên Triều về vấn đề nhân đạo, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.

Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực này đều không thành, khiến dư luận đặt câu hỏi về triển vọng mới nhất cho cơ hội tái thống nhất hai miền Triều Tiên trong năm 2018. 

Theo giới quan sát,  những thất bại của nỗ lực tái thống nhất hai miền Triều Tiên trong quá khứ cho thấy các cuộc đối thoại hòa giải sẽ khó duy trì nếu Triều Tiên tiếp tục phát triển các loại vũ khí hạt nhân, cũng như hành động gia tăng siết chặt trừng phạt Triều Tiên của các nước liên quan.

Tuy nhiên, vẫn có những cơ hội lớn vào thời điểm hiện nay, với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dường như cởi mở hơn, thoát dần cách tiếp cận bảo thủ với các đảm bảo tiên quyết liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc dường như cũng chủ động hơn trong việc tạo cơ hội hòa giải với Triều Tiên.

Mặc dù vậy, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng sẽ phải đối mặt với những thực tế khắc nghiệt như những người tiền nhiệm. Với chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên đang dần lớn mạnh, chính phủ Hàn Quốc vẫn phải hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia đang áp dụng lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng.

Mỹ mặc dù để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên nhưng vẫn tiếp tục gia tăng sức ép bằng các biện pháp trừng phạt. Những điều này tiếp tục tạo nên những bước cản đối với việc hiện thực hóa mong muốn “tạo đột phá” thống nhất 2 miền Triều Tiên. Nhiều người dân Hàn Quốc cũng bày tỏ không mấy lạc quan về cơ hội sớm tái thống nhất hai miền Triều Tiên.

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu hòa bình và thống nhất Trường đại học Quốc gia Seoul, 24,7% người dân Hàn Quốc được hỏi không đặt niềm tin vào cơ hội tái thống nhất hai miền, trong khi 2,3% những người được hỏi cho rằng quá trình này có thể diễn ra trong 5 năm và 13,6% cho rằng có thể diễn ra trong 10 năm. Tuy nhiên, kết quả các cuộc khảo sát cũng cho thấy có đến 53,8% người dân Hàn Quốc đều tin rằng tái thống nhất là điều cần thiết./.

Theo Phạm Hà/VOV1 (Tổng hợp)

  • Từ khóa

Tổng thống Zelensky sắp gặp ông Biden, bà Harris và ông Trump

Tổng thống Zelensky tiết lộ ông sẽ chia sẻ với giới lãnh đạo Mỹ 'kế hoạch chiến thắng' của Kiev để chấm dứt xung đột với Nga.
10:31 - 20/09/2024
62 lượt xem

EU sẽ giải ngân 10 tỷ Euro để giúp các quốc gia Trung Âu phục hồi sau lũ lụt

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, Liên minh châu Âu sẽ giải ngân hàng tỷ Euro để giúp các quốc gia Trung Âu phục hồi sau đợt lũ lụt...
09:57 - 20/09/2024
71 lượt xem

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, Ðức tuyên bố mở rộng kiểm soát biên giới với tất cả các nước láng giềng. Sức ép đang bủa vây Chính phủ Thủ...
08:31 - 20/09/2024
106 lượt xem

Cắt giảm lãi suất: Động thái gây tranh cãi của Fed

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã cắt giảm lãi suất, nhưng động thái này của Ngân hàng Trung ương Mỹ liệu có diễn ra quá muộn và có liên quan gì...
08:00 - 20/09/2024
131 lượt xem

Tàu sân bay Liêu Ninh tiến gần Nhật chưa từng thấy, Trung Quốc lên tiếng

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 19.9 đã lên tiếng sau khi tàu sân bay Liêu Ninh của nước này lần đầu tiên bị cáo buộc đi vào vùng tiếp giáp quanh các đảo...
20:11 - 19/09/2024
396 lượt xem