24
/
149745
Hàn Quốc giảm độ khó đề thi đại học để thúc đẩy tỷ lệ sinh?
han-quoc-giam-do-kho-de-thi-dai-hoc-de-thuc-day-ty-le-sinh
news

Hàn Quốc giảm độ khó đề thi đại học để thúc đẩy tỷ lệ sinh?

Chủ nhật, 02/07/2023 | 19:40:59
2,069 lượt xem

Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, việc loại bỏ các câu hỏi khó trong đề thi đại học là một trong những cách khả thi nhằm kéo tỷ lệ sinh đang chạm đáy của nước này.

Theo CNN, năm 2022, tỷ lệ sinh của Hàn Quốc, vốn thấp nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,78 - thậm chí không bằng một nửa mức 2,1 cần thiết cho một xã hội dân số ổn định. Con số này thậm chí thấp hơn nhiều so với Nhật Bản (1,3), hiện là quốc gia có nhiều người già nhất thế giới.

Một trong những nguyên nhân có thể là vì đề thi đại học quá khắc nghiệt của nước này. Do đó, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định loại bỏ một số câu hỏi "mang tính phân loại cao" để giải quyết khủng hoảng tỷ lệ sinh.

Hàn Quốc giảm độ khó đề thi đại học để thúc đẩy dân số? - Ảnh 1.

Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc đã gây áp lực lên không chỉ học sinh, mà cả các bậc phụ huynh. YONHAP

Cái giá của "sự xuất chúng"

Các chuyên gia tin rằng các khoản chi tiêu khổng lồ cho giáo dục là một yếu tố chính đằng sau việc người Hàn Quốc ngày càng không muốn có con. Hàn Quốc thường xuyên được xếp hạng là quốc gia có chi phí nuôi dạy trẻ em từ sơ sinh đến 18 tuổi đắt đỏ nhất thế giới.

Do đó, nhiều cặp vợ chồng cảm thấy họ chỉ nên sinh một đứa con, để đảm bảo đủ khả năng đầu tư cho con vượt qua Suneung - kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia kéo dài 8 giờ nổi tiếng là "không khoan nhượng của đất nước" và giành suất vào đại học danh tiếng, một cột mốc "quyết định" cuộc đời.

Từ đó, dịch vụ dạy thêm bắt đầu nở rộ. Hầu hết học sinh Hàn Quốc đăng ký khóa học tại các trường luyện thi tư nhân được gọi là "hagwons". Theo tờ The Korea Herald, kết quả là quy mô ngành công nghiệp hagwon ở Hàn Quốc ngày càng khủng. Bộ Giáo dục cho hay vào năm 2022, người Hàn Quốc đã chi tổng cộng 26 nghìn tỉ won (466 nghìn tỉ đồng) cho học thêm. Con số này gần bằng GDP của các quốc gia như Haiti và Iceland.

Hagwons đã trở nên phổ biến ở Hàn Quốc đến mức vào năm ngoái, 78,3% học sinh từ tiểu học đến trung học tham gia loại hình giáo dục ngoài giờ này. Điều này gây áp lực rất lớn đối với những gia đình không có điều kiện, và khoét sâu sự bất bình đẳng, theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc.

Hàn Quốc giảm độ khó đề thi đại học để thúc đẩy dân số? - Ảnh 2.

Các gia đình cầu nguyện với hy vọng con cái họ có thể vượt qua kỳ thi đại học. REUTERS

Cuộc đua giáo dục này cũng gây ra áp lực nặng nề cho học sinh. Các nhà phê bình từ lâu đã lập luận rằng gánh nặng đối với học sinh là một yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở Hàn Quốc, theo dữ liệu Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Một cuộc khảo sát của chính phủ Hàn Quốc năm 2022 cho thấy trong số gần 60.000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được khảo sát trên toàn quốc, gần 1/4 nam sinh và 1/3 nữ sinh cho biết họ đã từng bị trầm cảm.

Nỗ lực tìm giải pháp

Với hy vọng giải quyết vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một bước gây tranh cãi trong tuần này: Làm cho kỳ thi tuyển sinh đại học trở nên dễ dàng hơn.

Trong cuộc họp báo hôm 26.6, Bộ trưởng Giáo dục Lee Ju-ho cho biết các quan chức sẽ loại bỏ bài kiểm tra năng lực học thuật đại học (CSAT), vốn được mệnh danh là "những câu hỏi sát thủ", khỏi Suneung. 

Ông Lee lập luận rằng những câu hỏi trong bài thi CSAT đôi khi bao gồm những kiến thức không có trong chương trình giảng dạy của trường công, dẫn đến bất công đối với các học sinh nghèo. Ngoài ra, chính phủ đã thành lập một trung tâm để người dân báo cáo những hành vi sai trái của hagwon và các học viện tư nhân.

Chính phủ cũng sẽ cung cấp nhiều chương trình dạy kèm và sau giờ học hơn ở các trường công, đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em tốt hơn để ngăn học sinh bị ép phải tham gia hagwon, theo ông Lee.

Chưa đúng lúc?

Dù vậy, nhiều học sinh trung học, những người sắp tham gia kỳ thi đại học vào tháng 11, phàn nàn rằng họ cảm thấy choáng váng trước sự thay đổi đột ngột như vậy, bởi họ đã dành nhiều năm để học hành chăm chỉ, theo CNN.

Trong khi đó, một số khác đồng ý rằng giáo dục tư nhân cần được cải cách, nhưng vẫn tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của bước đi mới từ chính phủ.

"Từ quan điểm của một học sinh trung học hiện tại, tôi không nghĩ việc học thêm sẽ giảm chỉ vì những câu hỏi sát thủ bị loại bỏ", một người dùng chia sẻ trên Instagram.

Một người khác viết trên Twitter: "Tôi nghĩ cách để thoát khỏi cơn sốt giáo dục tư nhân không phải là loại bỏ những câu hỏi hóc búa hay hạ thấp độ khó của kỳ thi CSAT, mà là cải thiện thị trường việc làm để dù bất kể nền tảng giáo dục của bạn là gì, bạn đều có thể làm việc tại một nơi an toàn, nhận đủ tiền lương và được đảm bảo quyền con người".

Theo Khánh Như/Thanh niên

https://thanhnien.vn/han-quoc-giam-do-kho-de-thi-dai-hoc-de-thuc-day-ty-le-sinh-185230702175613121.htm

  • Từ khóa

Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng Scott Bressent làm bộ trưởng tài chính

Sau nhiều ngày cân nhắc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump quyết định chọn nhà đầu tư Scott Bressent là bộ trưởng tài chính trong chính quyền mới.
09:09 - 23/11/2024
115 lượt xem

Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa đánh Nga

Ngày 22-11, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ kịch bản leo thang nào đều có thể xảy ra trong xung đột Nga - Ukraine vì...
08:24 - 23/11/2024
143 lượt xem

Triều Tiên nhập khẩu dầu Nga bất chấp hạn chế của Liên Hiệp Quốc?

Hình ảnh vệ tinh của tổ chức Open Source Centre (OSC) có trụ sở tại Anh và Đài BBC công bố hôm 22-11 cho thấy lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Triều Tiên...
19:57 - 22/11/2024
442 lượt xem

Trung Quốc phát hiện mỏ vàng trị giá 83 tỉ USD

Trung Quốc ngày 21-11 thông báo mới tìm thấy một mỏ vàng siêu lớn với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn tại tỉnh Hồ Nam.
14:02 - 22/11/2024
596 lượt xem

Triều Tiên cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un cho rằng bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao như hiện nay,
11:23 - 22/11/2024
639 lượt xem