24
/
130035
Những điểm quan trọng của tuyên bố Thượng đỉnh BRICS
nhung-diem-quan-trong-cua-tuyen-bo-thuong-dinh-brics
news

Những điểm quan trọng của tuyên bố Thượng đỉnh BRICS

Thứ 6, 24/06/2022 | 14:15:54
3,009 lượt xem

Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh BRICS ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev, cũng như các nỗ lực của Liên hợp quốc và Hội Chữ thập đỏ ở Ukraine.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) qua video trực tuyến vào hôm qua. Năm nay, Trung Quốc làm chủ tịch.

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc tuân thủ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước, ủng hộ một thế giới không có vũ khí hạt nhân và kêu gọi các nước phát triển thực hiện “các chính sách kinh tế có trách nhiệm, đồng thời quản lý sự lan tỏa của chính sách”.

Dưới đây là những điểm chính của tuyên bố thượng đỉnh BRICS

Các sự kiện ở Ukraine

Tuyên bố của thượng đỉnh cho biết các đại biểu đã thảo luận về tình hình ở Ukraine và nhắc lại các lập trường quốc gia như đã trình bày tại các diễn đàn thích hợp, cụ thể là UNSC và UNGA, đồng thời ủng hộ đàm phán giữa Nga và Ukraine.

BRICS cũng lên tiếng ủng hộ những nỗ lực của Liên hợp quốc và Tổng thư ký Antonio Guterres, cũng như Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế về việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Chính sách toàn cầu

Các quốc gia BRICS tái khẳng định “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, nhấn mạnh cam kết đối với việc giải quyết hòa bình các khác biệt và tranh chấp”, đồng thời “cam kết mạnh mẽ về giải trừ hạt nhân”.

Các nhà lãnh đạo lên tiếng ủng hộ “một Afghanistan hòa bình, an ninh và ổn định”, đồng thời nhấn mạnh tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, đoàn kết dân tộc và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Tuyên bố nhấn mạnh lãnh thổ của Afghanistan không được sử dụng để đe dọa hoặc tấn công bất kỳ quốc gia nào hoặc để trú ẩn hay huấn luyện khủng bố, hay để lập kế hoạch tài trợ cho hoạt động khủng bố.

BRICS hy vọng thành công của các cuộc đàm phán về khôi phục Thỏa thuận Hạt nhân Iran và ủng hộ các cuộc đàm phán song phương và đa phương để giải quyết “tất cả các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên, bao gồm việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.

Hiệp hội tiếp tục vận động “cải tổ toàn diện Liên hợp quốc, bao gồm Hội đồng Bảo an”, nhằm tăng cường đại diện cuả các nước đang phát triển, để tổ chức này có thể ứng phó thỏa đáng với các thách thức toàn cầu. Họ cũng kêu gọi bảo tồn và củng cố hệ thống kiểm soát vũ khí.

Kinh tế toàn cầu

Theo tuyên bố trên, sự phục hồi không cân bằng sau đại dịch đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trên toàn thế giới, động lực tăng trưởng toàn cầu đã suy yếu và triển vọng kinh tế giảm sút.

Các nhà lãnh đạo BRICS kêu gọi các nước phát triển lớn áp dụng các chính sách kinh tế có trách nhiệm, đồng thời quản lý tác động lan tỏa của chính sách, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước đang phát triển và ngăn ngừa các rủi ro hệ thống về gián đoạn kinh tế và phân mảnh tài chính.

5 nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng G20 “sẽ vẫn còn nguyên vẹn và ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện nay.

An toàn thực phẩm

Các nhà lãnh đạo chỉ ra, các quốc gia BRICS sản xuất khoảng 1/3 tổng lượng lương thực trên thế giới và lưu ý “tầm quan trọng chiến lược” của đầu vào nông nghiệp, bao gồm cả phân bón, đối với việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Tuyên bố không đề cập trực tiếp đến vấn đề khủng hoảng lương thực.

Hợp tác về tiền tệ

Năm nhà lãnh đạo thừa nhận “tầm quan trọng của việc tăng cường cơ chế Thu xếp Dự trữ Dự phòng (CRA), góp phần tăng cường mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu và bổ sung cho các thỏa thuận tài chính và tiền tệ quốc tế hiện có.” Họ cũng hoan nghênh các ngân hàng trung ương hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực thanh toán.

Khí hậu và phát triển bền vững

Tuyên bố cho biết các nước phát triển có trách nhiệm lịch sử đối với biến đổi khí hậu toàn cầu và nên đi đầu trong việc mở rộng các hành động giảm thiểu.

BRICS phản đối các rào cản thương mại “xanh”: Tất cả các biện pháp được thực hiện để giải quyết biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học phải được thiết kế, thông qua và thực hiện hoàn toàn phù hợp với các hiệp định của WTO. Các rào cản không được trở thành một phương tiện phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô cớ hay một hạn chế trá hình về thương mại quốc tế và không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

Chống lại đại dịch

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra hệ thống cảnh báo sớm đối với các nguy cơ dịch bệnh trong hiệp hội và nhấn mạnh rằng các quốc gia thành viên phải chuẩn bị tốt hơn cho các trường hợp khẩn cấp về chăm sóc y tế trong tương lai.

Hiệp hội cũng ủng hộ “phân phối công bằng vắc xin” và kêu gọi các cơ quan và tổ chức từ thiện quốc tế mua vắc xin và thuốc tăng cường từ các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển, bao gồm cả ở châu Phi, để đảm bảo rằng khả năng sản xuất đang được phát triển vẫn được duy trì.

Theo Hải Yến/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/the-gioi/nhung-diem-quan-trong-cua-tuyen-bo-thuong-dinh-brics-DMKxY5q7g.html

  • Từ khóa

Nắng nóng ở Đông Nam Á: Giới khoa học cũng chưa biết điểm dừng

Đã nhiều tuần trôi qua nhưng tình hình nắng nóng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại các nước Đông Nam Á. Thậm chí, các nhà khoa học còn tuyên bố họ chưa...
14:14 - 23/04/2024
31 lượt xem

Meta bị Nga liệt vào danh sách tổ chức cực đoan

Theo báo Independent (Anh), Nga đã đưa Hãng công nghệ Meta của Mỹ, công ty mẹ của Facebook và Instagram, vào danh sách tổ chức cực đoan.
10:09 - 23/04/2024
118 lượt xem

Đài Loan chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất là 6,3 độ, đã tấn công bờ biển phía đông Đài Loan bắt đầu từ tối 22-4 đến rạng sáng 23-4.
08:21 - 23/04/2024
177 lượt xem

Anh cam kết cấp cho Ukraine gói viện trợ lớn nhất từ trước đến nay

Thủ tướng Anh Rishi Sunak cam kết nước này sẽ cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay, trong đó có 400 xe chiến đấy, 4 triệu đạn...
08:46 - 23/04/2024
156 lượt xem

Thái Lan đón hàng ngàn người từ Myanmar chạy sang tị nạn

Theo báo Asahi, Chính phủ Thái Lan và Myanmar xác nhận có giao tranh nổ ra hôm 20-4 tại biên giới phía đông giữa hai nước khiến hàng ngàn dân thường phải...
18:53 - 22/04/2024
473 lượt xem