24
/
128979
Làn sóng 'chủ nghĩa dân tộc về lương thực' ở châu Á
lan-song-chu-nghia-dan-toc-ve-luong-thuc-o-chau-a
news

Làn sóng 'chủ nghĩa dân tộc về lương thực' ở châu Á

Thứ 2, 06/06/2022 | 11:20:06
3,006 lượt xem

Châu Á đã chứng kiến làn sóng bảo hộ thương mại dâng cao trong vài tháng qua khi một số nước quyết định dừng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, từ dầu cọ đến bột mì, đường và thịt gà.

Nhìn rộng hơn, các chuyên gia nhận thấy tình trạng mà họ gọi là “chủ nghĩa dân tộc về lương thực” đã trở thành rủi ro ngay trước mắt và đang lan ra nhiều quốc gia, nhiều mặt hàng. Thậm chí, có ý kiến cho rằng hiện tượng này là một ví dụ khác cho thấy sự suy thoái của toàn cầu hóa.

Từ bột mì đến thịt gà

Bắt đầu từ ngày 1.6, các doanh nghiệp Ấn Độ chỉ có thể xuất khẩu đường khi có giấy phép đặc biệt của chính phủ. New Delhi cho biết biện pháp này sẽ có hiệu lực đến ngày 31.10 hoặc đến khi có thông báo mới, nhằm duy trì nguồn cung và ổn định giá đường trong nước. Ấn Độ là nước xuất khẩu đường tinh luyện lớn nhất thế giới trong năm 2020, theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO).

Người đàn ông bắt gà bán cho khách ở Kuala Lumpur, Malaysia

Quyết định hạn chế xuất khẩu đường được ban hành sau lệnh cấm xuất khẩu lúa mì hồi tháng 5 của Ấn Độ, vốn là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới.

Tương tự, Malaysia đã ngừng xuất khẩu thịt gà từ ngày 1.6 để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước và ổn định giá cả. Nước này đã đối mặt với tình trạng thiếu thịt gà sau khi nông dân cắt giảm số lượng gia cầm mà họ nuôi do giá thức ăn cho gà gia tăng.

Động thái của Ấn Độ và Malaysia diễn ra giữa lúc giá thực phẩm trên toàn cầu tăng nhanh. Chỉ số Giá thực phẩm (FPI) chuẩn của FAO, bao gồm thịt, sữa, ngũ cốc, dầu thực vật và đường, đạt 158,5 vào tháng 4, tăng 30% so với một năm trước. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến sự Ukraine và đại dịch Covid-19 được cho là nguyên nhân chủ yếu.

Indonesia cũng từng ngừng xuất khẩu dầu cọ trong 3 tuần hồi tháng 4 với hy vọng người dân có thể mua được sản phẩm này để nấu ăn. Đến tháng 5, Indonesia đã dỡ bỏ lệnh cấm, song chính phủ vẫn đặt ra một số hạn chế về lượng dầu cọ được phép xuất khẩu.

Bước lùi của toàn cầu hóa

Các nhà phân tích cho rằng giá lương thực là vấn đề kinh tế và chính trị quan trọng đối với các chính phủ. Họ sẽ mất đi sự ủng hộ của cử tri nếu giá cả tăng chóng mặt, do đó đã chuyển sang áp dụng các biện pháp bảo hộ.

“Tình trạng lương thực khan hiếm hoặc có giá không thể mua được, đặc biệt là ở các nước nghèo, sẽ khiến lạm phát tăng và gây ra bất ổn xã hội nhanh hơn nhiều so với giá dầu tăng. Chúng ta có thể sẽ thấy sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc về lương thực trong năm nay”, tờ Nikkei Asia dẫn lời nhà phân tích thị trường Jeffrey Halley.

Ngay cả trước khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, “chủ nghĩa dân tộc về lương thực” đã nóng lên trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Một báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ ra hơn 20 quốc gia đã tạm dừng xuất khẩu lương thực giữa những lo ngại, theo tờ South China Morning Post.

Ông Akio Shibata, chủ tịch Viện Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên ở Nhật Bản, cho rằng chuỗi cung ứng lương thực đã được toàn cầu hóa sau khi WTO ra đời vào những năm 1990. Song xu hướng đó đã bị đảo ngược trong những năm gần đây do nhiều yếu tố, bao gồm tiêu dùng gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, biến đổi khí hậu và những gián đoạn gần đây.

Nhìn về tương lai, ông Shibata cảnh báo chừng nào giá cả vẫn tăng, các biện pháp bảo hộ có thể sẽ lan ra nhiều quốc gia và chủng loại thực phẩm hơn. Ông cũng cho rằng lệnh cấm xuất khẩu từ các nhà sản xuất lớn với kho dự trữ khổng lồ, như Nga và Trung Quốc, có thể trở thành vũ khí trong một cuộc chiến địa chính trị rộng lớn.

“Nếu bạn phân loại các quốc gia thành thân thiện hoặc thù địch, và nói rằng bạn sẽ cung cấp viện trợ chỉ cho các quốc gia thân thiện, cuối cùng bạn sẽ sử dụng thực phẩm như một loại vũ khí”, ông Akio Shibata nói. 

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/lan-song-chu-nghia-dan-toc-ve-luong-thuc-o-chau-a-post1465741.html

  • Từ khóa

Nhiều nền kinh tế lớn tìm cách trấn an ông Trump

Lo ngại những tác động bất lợi từ chính sách cứng rắn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, nhiều nền kinh tế đang có những động thái được cho là nhằm...
11:18 - 30/11/2024
84 lượt xem

WHO: Tử vong do nhiễm HIV/AIDS tăng vọt ở Tây Thái Bình Dương

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm nay cho biết, các ca tử vong do nhiễm HIV/AIDS đang gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, làm đảo ngược nhiều năm tiến...
09:33 - 30/11/2024
132 lượt xem

Mưa lũ nghiêm trọng tại nhiều nước Đông Nam Á

Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và hơn 80.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại nhiều bang ở Malaysia trong tuần này.
07:13 - 30/11/2024
167 lượt xem

Sau lũ lụt kinh hoàng, Tây Ban Nha áp dụng nghỉ phép có lương vì lý do thời tiết

Người lao động Tây Ban Nha có thể xin nghỉ phép tối đa bốn ngày có lương trong trường hợp khẩn cấp do thời tiết.
15:25 - 29/11/2024
593 lượt xem

Malaysia hứng lũ lụt rất nghiêm trọng, hơn 80.000 người sơ tán

Giới chức Malaysia hôm nay 29.11 thông báo đã có 3 người thiệt mạng và hơn 80.000 người được sơ tán khỏi lũ lụt ở một số bang của nước này.
13:59 - 29/11/2024
594 lượt xem