24
/
117435
Biến chủng R.1 "dường như không còn lây lan" tại Mỹ
bien-chung-r-1-duong-nhu-khong-con-lay-lan-tai-my
news

Biến chủng R.1 "dường như không còn lây lan" tại Mỹ

Thứ 5, 30/09/2021 | 14:20:15
631 lượt xem

Một quan chức y tế tại bang California cho biết, biến chủng R.1 của SARS-Cov-2 - với các đặc tính gây lo ngại - dường như không còn lây lan ở Mỹ.

Biến chủng R.1 dường như không còn lây lan tại Mỹ - 1

Một nữ y tá Mỹ tiêm chủng Covid-19 cho người dân (Ảnh: AP).

Newsweek dẫn lời Giám đốc Y tế Công cộng hạt Los Angeles, bang California Barbara Ferrer cho biết: "R.1 là biến chủng mà vì các đặc tính của nó đã khiến mọi người lo ngại. Nhưng nó đang biến mất. Biến chủng này dường như không còn lây lan ở Mỹ".

Biến chủng R.1 lần đầu bị phát hiện ở Nhật Bản. Ca bệnh đầu tiên liên quan tới R.1 ở Mỹ được ghi nhận ở California hồi tháng 12/2020. Chỉ có khoảng 70 ca mắc chủng R.1 được ghi nhận ở bang này kể từ cuối năm ngoái. Vì sự lây lan chậm của R.1 ở California, bà Ferrer cho rằng, ít có khả năng R.1 có thể gây bùng phát dịch mạnh mẽ ở Mỹ.

R.1 gây lo ngại ở Mỹ sau khi nó gây ra ổ dịch 45 ca bệnh ở một nhà dưỡng lão tại Kentucky, và tấn công cả những người đã tiêm chủng. Sau đó, các thống kê chỉ ra, nó đã xuất hiện tại 47 bang ở Mỹ và 35 quốc gia trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra các đột biến tìm thấy trên R.1 có thể khiến mầm bệnh lây lan dễ hơn, cũng như "tăng khả năng chống lại kháng thể". Theo Newsweek, điều này có nghĩa là 5 đột biến trên R.1 có nguy cơ giúp nó né tránh những kháng thể được tạo ra bằng cách tiêm vắc xin và ở những người đã bị mắc Covid-19 và đã bình phục.

Hiện cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC đều chưa xếp R.1 vào nhóm biến chủng đáng quan ngại, có nguy cơ gây nên tác động tới hệ thống y tế toàn cầu.

Trong khi đó, tại Mỹ, R.1 và các biến chủng khác hiện đều không thể cạnh tranh được với Delta - chủng tính đến ngày 20/9 đã chiếm 99% số ca bệnh mới tại nước này.

"Tôi không nghĩ R.1 sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng vì nó không có khả năng thay thế được Delta. Rất khó để những đột biến trên R.1 có thể chiếm thế chủ động tại một quốc gia đã có sự xuất hiện của Delta", Tiến sĩ Amesh A. Adalja từ Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (Mỹ), nhận định.

Theo Đức Hoàng/Dân trí (nguồnNewsweek)

https://dantri.com.vn/the-gioi/bien-chung-r1-duong-nhu-khong-con-lay-lan-tai-my-20210930103159350.htm

  • Từ khóa

Trẻ em Malaysia khó tiếp cận giáo dục mầm non

Do điều kiện gia đình, nhiều trẻ em Malaysia không học mầm non, ảnh hưởng đến khả năng và trình độ học tiểu học.
10:23 - 10/05/2024
45 lượt xem

Nhiều cơ hội lẫn thách thức với nhân lực công nghệ Việt Nam

Nguồn nhân lực công nghệ tại Việt Nam được đánh giá ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, song nhìn chung vẫn cần cải thiện, đào tạo thêm.
10:14 - 10/05/2024
52 lượt xem

Thương mại thế giới lãnh đòn vì Mỹ - Trung

IMF cảnh báo những khác biệt giữa khối kinh tế do Mỹ dẫn đầu và khối kinh tế liên kết với Trung Quốc đang đe dọa hợp tác thương mại và tăng trưởng kinh tế...
10:00 - 10/05/2024
52 lượt xem

Giáo sư y khoa đình công vì mệt mỏi, 50 bệnh viện Hàn Quốc bị ảnh hưởng

Nhiều giáo sư tại những bệnh viện lớn ở Hàn Quốc đình công trong hôm nay 10.5, trong bối cảnh nhiều bác sĩ thực tập tiếp tục đình công kể từ ngày...
09:21 - 10/05/2024
84 lượt xem

Kharkov sắp sơ tán trước thềm trận chiến lớn nhất 2 năm qua

Người đứng đầu chính quyền Kharkov xác nhận việc chuẩn bị sơ tán thành phố, trước thềm chiến dịch quân sự lớn nhất cuộc xung đột 2 năm qua ở Ukraine.
08:25 - 10/05/2024
90 lượt xem