24
/
102737
Dàn siêu tên lửa, máy bay giúp Nga củng cố vị trí cường quốc quân sự
dan-sieu-ten-lua-may-bay-giup-nga-cung-co-vi-tri-cuong-quoc-quan-su
news

Dàn siêu tên lửa, máy bay giúp Nga củng cố vị trí cường quốc quân sự

Thứ 3, 29/12/2020 | 12:30:21
1,019 lượt xem

Quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Nga vẫn đang được tăng tốc và Moscow dự kiến sẽ nhận hoặc sản xuất hàng loạt khí tài quân sự đầy uy lực trong năm 2021.

Tên lửa liên lục địa RS-28 Sarmat

Nga phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat

Năm 2021, lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ nhận tên lửa RS-28 Sarmat mới với nhiên liệu lỏng nhằm thay thế các hệ thống R-36M2 Voevoda.

Sarmat có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu trong tầm hoạt động 18.000 km, đồng nghĩa với việc nó có thể tấn công bất cứ nơi nào trên trái đất. Ngoài ra, Sarmat còn sở hữu tính năng khiến các hệ thống phòng thủ đối phương khó đánh chặn. Sarmat có thể mang nhiều loại đầu đạn hạt nhân, bao gồm cả đầu đạn siêu thanh.

Tên lửa siêu thanh Zircon

Tên lửa siêu thanh "không thể cản phá" của Nga bắn trúng đích

3M22 Zircon là tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm nhằm thay thế cho hệ thống tên lửa hạng nặng P-700 Granit.

Zircon sở hữu tốc độ ấn tượng, vượt trên Mach 8 (gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Tên lửa này bay nhanh hơn bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa chống hạm nào trên thế giới, kể cả của Nga.

Zircon được thiết kế để tấn công tàu nổi của đối thủ, từ tàu hộ vệ tới tàu sân bay và nó được mệnh danh là tên lửa "không thể cản phá".

Máy bay ném bom Tu-160M/M2

Cận cảnh siêu máy bay ném bom Tu-160M2 - đối thủ của B1-B Lancer

Đây là mẫu máy bay ném bom đa nhiệm, có khả năng mang tên lửa siêu âm. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp hoàn toàn và động cơ cải tiến, cũng như các loại vũ khí tầm xa mới.

Tu-16M/M2 được xem sẽ là trọng tâm của lực lượng máy bay chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Nga trong nhiều thập niên tới.

Tu-160M dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2021, và nó sẽ được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2023. Năm 2027, Lực lượng Hàng không Vũ trụ của Nga sẽ có ít nhất 10 chiếc Tu-160M.

Lá chắn phòng không S-500

Dàn siêu tên lửa, máy bay giúp Nga củng cố vị trí cường quốc quân sự - 1

Hình ảnh radar Yenisei, được cho là sẽ được tích hợp trên S-500 (Ảnh: Rossiya-1)

S-500 là hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối không hiện đại có tầm cản phá 400 - 600 km. 

S-500 có thể đánh chặn ở cả tầm xa và tầm cao. Nhiệm vụ chính của hệ thống này là nhằm tấn công hạ gục các tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa đạn đạo liên lục địa nếu vũ khí này bay tới gần tổ hợp. Trước đó, kỹ sư trưởng dự án S-500 Pavel Sozinov từng tuyên bố tổ hợp này có thể đánh chặn mục tiêu cách vài trăm km so với bề mặt trái đất.

S-500 đã được đưa vào thử nghiệm năm 2019 và dự kiến sẽ được biên chế vào lực lượng vũ trang Nga vào năm 2021.

Điểm mang lại sức mạnh khác biệt cho S-500 được cho là hệ thống radar. Mỗi loại mục tiêu như máy bay, vệ tinh, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo đều được kiểm soát bởi các radar thiết kế riêng theo đặc tính của từng loại khí tài. Tương ứng với đó, mỗi mục tiêu sẽ có cách đánh chặn riêng.

Máy bay chiến đấu Su-57

Màn diễn tập phóng tên lửa ngoạn mục của "bóng ma bầu trời" Su-57 Nga

"Bóng ma bầu trời" Su-57 Nga cũng sản phẩm của nhà thầu quốc phòng Sukhoi và là máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ 5 có khả năng tàng hình ấn tượng. Theo truyền thông Nga, tốc độ tối đa của Su-57 có thể đạt tới xấp xỉ 2.600 km/h và có thể di chuyển linh động trong tầm bay 5.500 km.

Nga nhận lô Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên vào cuối năm nay. Năm 2021, 4 chiếc Su-57 sẽ tiếp tục gia nhập biên chế quân đội Nga.

Xe tăng chủ lực T-14 Armata

Sức mạnh "bất khả chiến bại" của siêu xe tăng Nga Armata T-14

Bộ Quốc phòng Nga dự kiến đưa siêu tăng Armata vào biên chế vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.

Xe tăng Armata T-14 do công ty cơ khí Uralvagonzavod của Nga chế tạo. Nó sử dụng động cơ diesel tăng áp A-85-3A với công suất 1.200 mã lực và có tốc độ tối đa 88,5 km/h.

Xe tăng này được trang bị pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ 125 mm có khả năng phóng tên lửa dẫn đường bằng laser 3UBK21 Sprinter có thể bay xa 12 km.

T-14 còn được trang bị hệ thống phòng thủ Afghanit, gồm các radar và hệ thống phòng thủ, có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa dẫn đường, súng chống tăng tấn công T-14. Ngoài ra, T-14 còn được trang bị lớp giáp phản ứng nổ (ERA) Malachit, có thể giảm 50% khả năng xuyên phá của đạn chống tăng hiện tại.

Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV

Dàn siêu tên lửa, máy bay giúp Nga củng cố vị trí cường quốc quân sự - 2

Pháo 2S35 Koalitsiya-SV (Ảnh: Sputnik)

Quân đội Nga nhận lô 2S35 đầu tiên trong năm nay. Sang năm, họ dự kiến tiếp tục nhận thêm những hệ thống mới.

Sỡ hữu khẩu pháo kích 152mm với khả năng nạp đạn tự động có khả năng bắn tới 16 phát/phút, Koalitsiya-SV có thể bắn lượng đạn gấp đôi so với bất cứ xe tăng chiến đấu hiện đại vào thời điểm này.

Koalitsiya-SV có thể định vị mục tiêu nhờ hệ thống điều hướng vệ tinh hoặc thiết bị định vị bằng laser. Koalitsiya-SV là hệ thống hoạt động với cơ chế tự động hóa. Nó có một hệ thống chỉ huy và điều khiển thống nhất cho phép lựa chọn loại đạn và số lượng đạn phù hợp khi triển khai tấn công.

Pháo nhiệt áp hạng nặng TOS-2 Tosochka

Dàn siêu tên lửa, máy bay giúp Nga củng cố vị trí cường quốc quân sự - 3

Hệ thống TOS-2 Tosochka (Ảnh: Sputnik

Khác với những biến thể trước, TOS-2 được đặt trên khung gầm có bánh xe, giúp tăng đáng kể phạm vi hoạt động của nó. Ngoài ra, TOS-2 còn là vũ khí tự động hóa cao. TOS-2 có thiết bị dẫn đường, nghĩa là nó có thể bắn từ các vị trí không chuẩn bị trước, đồng thời hệ thống dẫn đường và điều khiển hỏa lực của nó được tự động hóa. Hiện tại, các loại hỏa lực mới đang được phát triển cho TOS-2.

Robot chiến đấu Uran-9

Dàn siêu tên lửa, máy bay giúp Nga củng cố vị trí cường quốc quân sự - 4

Robot chiến đấu Uran-9 của quân đội Nga (Ảnh: Sputnik)

Uran-9 UGV là một xe bọc thép chiến đấu không người lái hiện đại do Nga sản xuất. Uran-9 được thiết kế nhằm hỗ trợ các nhiệm vụ trinh sát và yểm trợ hỏa lực từ xa cho các đơn vị chống khủng bố, trinh sát và quân sự trong chiến trường đô thị.

Uran-9 được coi là niềm hy vọng của quân đội Nga khi được trang bị một pháo tự động 2A72 30mm, một súng máy đồng trục 7,62mm, 4 tên lửa chống tăng có điều khiển 9M120 Ataka và 6 tên lửa đất đối không và được điều khiển thông qua một trung tâm chỉ huy di động với hệ thống điều khiển theo thời gian, hệ thống cảnh bảo sớm, hệ thống nhận dạng và phát hiện mục tiêu.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/the-gioi/dan-sieu-ten-lua-may-bay-giup-nga-cung-co-vi-tri-cuong-quoc-quan-su-20201229092342136.htm#dt_source=Cate_TheGioi&dt_campaign=Cover&dt_medium=1

  • Từ khóa

Nga tuyên bố tiếp tục tấn công bằng tên lửa Oreshnik

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công nữa bằng tên lửa siêu thanh mới “không thể đánh chặn” mang tên Oreshnik.
20:41 - 23/11/2024
275 lượt xem

Tổng thống đắc cử Donald Trump không thắng đậm như từng tuyên bố

Kết quả kiểm phiếu mới nhất cho thấy Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ giành được số phiếu phổ thông với tỷ lệ chênh lệch nhỏ nhất kể từ thế kỷ 19, chứ...
16:53 - 23/11/2024
377 lượt xem

Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng Scott Bressent làm bộ trưởng tài chính

Sau nhiều ngày cân nhắc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump quyết định chọn nhà đầu tư Scott Bressent là bộ trưởng tài chính trong chính quyền mới.
09:09 - 23/11/2024
525 lượt xem

Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa đánh Nga

Ngày 22-11, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ kịch bản leo thang nào đều có thể xảy ra trong xung đột Nga - Ukraine vì...
08:24 - 23/11/2024
569 lượt xem

Triều Tiên nhập khẩu dầu Nga bất chấp hạn chế của Liên Hiệp Quốc?

Hình ảnh vệ tinh của tổ chức Open Source Centre (OSC) có trụ sở tại Anh và Đài BBC công bố hôm 22-11 cho thấy lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Triều Tiên...
19:57 - 22/11/2024
864 lượt xem