190
/
64620
Rủi ro sức khỏe từ mỹ phẩm “tự chế”
rui-ro-suc-khoe-tu-my-pham-tu-che
news

Rủi ro sức khỏe từ mỹ phẩm “tự chế”

Thứ 6, 24/08/2018 | 12:06:20
2,412 lượt xem

BGTV- Hiện nhiều chị em phụ nữ có xu hướng lựa chọn các loại mỹ phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe. Nắm bắt tâm lý này, không ít sản phẩm dưỡng da, son môi “tự chế” được quảng cáo rầm rộ với nguyên liệu và nguồn gốc tự nhiên song hoàn toàn không có quy chuẩn về chất lượng cũng như hạn dùng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Giá rẻ và đa dạng mẫu mã khiến son "handmade" 3 không - không hạn dùng, không nguồn gốc, không kiểm định chất lượng vẫn được nhiều người sử dụng

Nguyên liệu “thượng vàng hạ cám”

Với cam kết về độ an toàn từ người bán, song khi được hỏi về nguồn gốc thật sự, xuất xứ của các loại nguyên liệu này thì nhiều người sản xuất và bán son đều không chứng minh được bất kì loại giấy tờ kiểm định liên quan. Theo tìm hiểu của PV, có nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu làm mỹ phẩm tự chế, đầu tiên có thể tới từ các trung tâm dạy làm mỹ phẩm handmade. Những cơ sở kiểu này thường “kiêm nhiệm” luôn cung cấp nguôn liệu cho học viên. Và nguồn từ hai rất đơn giản là ngay trên mạng internet, các trang mua bán online cũng cung cấp mặt hàng này với số lượng lớn, được quảng cáo là hàng ngoại nhập, chất lượng, uy tín.

Nhiều loại nguyên liệu làm mỹ phẩm trên thị trường hiện nay được bày bán phổ biến và không có nhãn mác, xuất xứ, chứng nhận chất lượng

Chỉ cần gõ từ khóa “nguyên liệu mỹ phẩm handmade” trên mạng internet có thể dễ dàng tìm được các sản phẩm để cho ra đời một thỏi son hoặc kem dưỡng da. Với giá các mặt hàng phổ biến như dầu dừa, dầu hạnh nhân có giá chỉ từ 30.000 đồng/100ml, các loại tinh dầu từ 20.000 đồng/10 ml; sáp ong vàng, sáp ong trắng khoảng 30.000 đồng/100 gr. Màu khoáng cũng có giá bán “giật mình” chỉ từ 40.000 đồng/100 gr. Đáng lo ngại hơn, nhiều cơ sở cung cấp nguyên liệu nhận gia công các loại son môi giá chưa đến 20.000 đồng/sản phẩm, và khi những mặt hàng này đến tay người dùng được “thổi giá” từ 150.000 – 200.000 đồng/sản phẩm, với mức độ “siêu lợi nhuận” từ việc kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tự chế khiến các cơ sở kiểu này ngày càng mọc lên “như nấm sau mưa”.

Với dòng mỹ phẩm tự nhiên (organic), theo các chuyên gia, việc đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng là quan trọng hàng đầu bởi các sản phẩm này không dùng hóa chất bảo quản hay phụ gia nên rất dễ bị ảnh hưởng và ngay cả khi nguyên liệu tốt thì rất nhiều người tự làm theo phương pháp thủ công, dụng cụ không qua vệ sinh tiệt trùng, bao bì vỏ hộp không được làm sạch nên nguy cơ gây kích ứng da, dị ứng là rất cao. 

Rủi ro khôn lường 

Mỹ phẩm handmade thường được quảng cáo an toàn do sử dụng 100% nguyên liệu thiên nhiên nhưng chất lượng nguyên liệu và điều kiện sản xuất không đảm bảo có thể gây ra không ít nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Bạn Lê Thu P, sinh viên trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang trong một lần mua son handmade của một người bạn về dùng thử đã phải nhận “quả đắng”. Cô bạn cho biết: “Dùng được vài lần em thấy môi rất khô và có bong tróc da nên để 1 chỗ không sử dụng, nhưng chỉ sau 2 tuần mở ra thấy thỏi son nổi cục liti và chảy nước, sợ quá em vứt đi ngay, may mà không dùng lâu dài không thì hỏng cả môi mất”.

Điều kiện sản xuất tạm bợ, không đảm bảo cũng ảnh hưởng tới chất lượng mỹ phẩm

Còn chị Thủy (Phường Lê Lợi, TP Bắc Giang) vẫn chưa hết kinh hoàng nhớ lại thời gian cách đây 2 tháng sử dụng kem nám tự chế. “Có người quen giới thiệu loại kem trị nám của một cơ sở tư nhân, giá chỉ 350.000 đồng mà cam kết hiệu quả nên tôi cũng dùng thử, nhưng chỉ được 1 tuần mặt sưng vù tấy đỏ, hỏi lại thì họ nói cứ kiên trì dùng, sau da bong ra sẽ được tái tạo... nhưng đẹp đâu chẳng thấy, sau không chịu được nữa tôi phải vào viện khám thì nhận được kết quả viêm da dị ứng do mỹ phẩm” – Chị Thủy ngán ngẩm kể lại. 

Theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1.7.2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải có đội ngũ nhân sự có kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP); có hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng đầy đủ; xây dựng nhà xưởng đúng quy định. Vì vậy, cá nhân tham gia các khóa học tự làm mỹ phẩm, được cấp giấy chứng nhận từ các trung tâm đào tạo làm mỹ phẩm nhưng cơ sở sản xuất chưa được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì sẽ không được phép tự sản xuất, buôn bán mỹ phẩm tự chế. Bên cạnh đó theo các chuyên gia về dược mỹ phẩm, với một sản phẩm như son môi nếu hoàn toàn làm từ nguyên liệu tự nhiên thì thời gian sử dụng không quá một tháng và phải bảo quản lạnh, do đó các loại mỹ phẩm này đều phải dùng chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng. Chính sự “mập mờ” không rõ nguồn gốc xuất xứ hay các loại chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm “handmade” như corticoid, hydroquinon, thủy ngân… sẽ trở thành mối nguy hại với sức khỏe người dùng.

Trong khi thị trường mỹ phẩm kém chất lượng, độc hại tràn lan trên thị trường hiện nay, việc quay về những sản phẩm thiên nhiên là sự lựa chọn thông minh và hoàn toàn đúng đắn của nhiều chị em. Tuy nhiên, người sử dụng cũng cần sáng suốt khi lựa chọn các sản phẩm loại này, chú ý bảo quản và kiểm tra kỹ, không để nấm mốc, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm không rõ thành phần tránh tác hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Minh Anh

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
225 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
756 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
834 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
871 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
940 lượt xem