213
/
166142
'Chạy nước rút' xác thực CCCD với ứng dụng ngân hàng
chay-nuoc-rut-xac-thuc-cccd-voi-ung-dung-ngan-hang
news

'Chạy nước rút' xác thực CCCD với ứng dụng ngân hàng

Thứ 7, 29/06/2024 | 13:53:00
2,013 lượt xem

Nhiều người dùng vẫn chưa thể quét được NFC trên CCCD để xác thực sinh trắc học với ứng dụng ngân hàng trước thời điểm 1.7.

Từ ngày 1.7, người dùng tài khoản ngân hàng trực tuyến phải xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền qua ứng dụng với giá trị trên 10 triệu đồng mỗi lần hoặc lũy kế 20 triệu đồng mỗi ngày. Thời điểm này đã gần kề, nhưng đến nay nhiều người vẫn loay hoay chưa thể thực hiện thành công thao tác. Khảo sát của một cơ quan truyền thông trong nước cho thấy có tới hơn 80% người dùng trả lời vẫn chưa thể xác thực sinh trắc học do lỗi từ quá trình quét dữ liệu NFC (công nghệ giao tiếp tầm gần) giữa điện thoại với thẻ căn cước công dân (CCCD). 

Nhiều người vẫn chưa thể xác thực thành công với ngân hàng

Anh C.T (Hà Nội) cho biết đã dành cả buổi chiều vẫn không thể vượt qua bước xác thực chụp hình CCCD trên tài khoản ngân hàng VIB. Người dùng này cho hay dù đã thử nhiều cách, che chắn hết các điểm bị phản chiếu ánh sáng (bóng sáng) trên CCCD, đặt đúng vào khung hình khi chụp nhưng liên tục bị yêu cầu chụp lại. "Hệ thống báo dữ liệu không khớp với eKYC của họ", anh C.T chia sẻ.

eKYC là giải pháp định danh điện tử, cho phép ngân hàng xác thực khách hàng 100% online dựa vào các thông tin sinh trắc học (biometric), nhận diện khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo (AI)… mà không cần gặp mặt trực tiếp như phương thức truyền thống. Trong quá trình đăng ký tài khoản ngân hàng trực tuyến hiện nay, các bên đều cung cấp dữ liệu eKYC trước khi phê duyệt mở tài khoản cho khách.

Với một số ngân hàng, yêu cầu chụp hình hoặc khuôn mặt có phần thực hiện dễ dàng hơn, tuy nhiên tới công đoạn đặt điện thoại gần thẻ CCCD để quét dữ liệu sinh trắc học lại gặp trục trặc. Đây cũng là thủ tục khiến nhiều người chưa thể xác thực thành công nhất hiện nay, trở thành đề tài bàn tán trên nhiều trang cộng đồng thời gian gần đây. Theo ghi nhận, đa phần trường hợp xảy ra với điện thoại chạy iOS, trong khi số người dùng thiết bị Android thường suôn sẻ hơn.

Vì sao phần đông người dùng không quét được CCCD?

Nhiều người dùng nghi ngờ chip đọc NFC trên iPhone có vấn đề. Tuy nhiên ông Huy Nguyễn, đồng sáng lập startup nghiên cứu giải pháp liên quan đến NFC - Phygital Labs, cho biết xác suất chip NFC trên thẻ hoặc smartphone bị lỗi là vô cùng nhỏ, dù có thể xảy ra. "NFC là chip tĩnh, không dùng pin hay điện, cũng không tự phát tín hiệu mà được 'đánh thức' khi tích điện từ trường, do đó cần đầu đọc mà trong trường hợp đang nói đến chính là smartphone", ông Huy giải thích.

Vị trí thẻ NFC trên một số điện thoại phổ biến hiện nay

Theo ông, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quét NFC là hành vi người dùng và kỹ thuật quét. Về yếu tố hành vi, nhiều người thừa nhận đã đặt phần chip thẻ CCCD gần nơi được xác định chứa đầu đọc NFC ở điện thoại rồi liên tục di chuyển để "rà" quanh, không giữ cố định. Việc này sẽ khiến chip chưa tích đủ từ trường để "đánh thức" đã mất kết nối với đầu đọc. "Người dùng cần cố định chip, đặt thiết bị đủ gần và để điện thoại có thời gian đọc", ông Huy tư vấn.

Nguyên nhân này được cho chiếm hơn 90% trường hợp quét thất bại.

Còn lại thuộc về yếu tố kỹ thuật, liên quan đến phần cứng của thiết bị, trong đó không loại trừ khả năng mạch đọc thẻ trên điện thoại lỗi, dù trường hợp này rất khó xảy ra. Bên cạnh đó là lý do chip bị che bởi kim loại hay môi trường nước... Những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến từ trường đều gây tác động tới việc "đánh thức" chip NFC để truyền dữ liệu.

Không nên mua thiết bị đọc NFC gắn ngoài

Việc không thể xác thực thành công từ smartphone khiến một số người tìm đến phương án mua thiết bị ngoại vi (gắn ngoài) để đọc thẻ NFC, nhưng điều này có thể vô ích. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ của Công ty NCS, việc xử lý dữ liệu trên chip NFC của thẻ CCCD và dữ liệu xác thực khuôn mặt đều qua ứng dụng do ngân hàng cung cấp vì vậy thiết bị đọc NFC mua ngoài không thể dùng được để xác thực theo quy định.

Đầu đọc NFC trên mạng không thể dùng để xác thực sinh trắc học với ngân hàng

"Phần mềm của ngân hàng không được thiết kế để kết nối với các thiết bị như vậy. Nếu quá trình đọc dữ liệu trên thẻ CCCD bị lỗi, người dùng nên tìm đến ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ và hướng dẫn", ông Sơn nói.

Đồng quan điểm, một chuyên gia bảo mật cũng xác nhận việc dùng máy đọc NFC gắn ngoài kết nối với điện thoại để chép dữ liệu xác thực sinh trắc học là "không khả thi". Vị này còn bày tỏ nghi ngại lộ, lọt dữ liệu bởi các thiết bị đang bán với giá rẻ trên thị trường, dễ mua qua mạng hiện nay đa phần nhập từ Trung Quốc, với tính năng sao chép dữ liệu từ chip NFC này sang một chip NFC khác.

Ông Sơn bày tỏ: "Chip NFC ở CCCD có các thông tin quan trọng để định danh công dân, việc dùng thiết bị ngoại vi để đọc, chép dữ liệu này tiềm ẩn rủi ro về an toàn thông tin, vì chưa thể biết chắc thiết bị đọc dữ liệu có trở thành kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng lấy thông tin của người dùng hay không".

Nếu người dân sử dụng điện thoại là dòng máy cũ, chưa tích hợp chip NFC hoặc gặp khó khăn trong quá trình quét dữ liệu, cách duy nhất là đến chi nhánh ngân hàng để nhân viên hỗ trợ xác thực thông tin tại quầy. "Việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu cần làm một lần để tuân thủ quy định từ ngày 1.7, các giao dịch sau đó chỉ xác thực khuôn mặt qua camera điện thoại chứ không cần đọc lại dữ liệu từ CCCD nữa nên không cần lo ngại phiền phức về sau", ông Vũ Ngọc Sơn trao đổi.

Theo Anh Quân/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/chay-nuoc-rut-xac-thuc-cccd-voi-ung-dung-ngan-hang-185240629082800202.htm

  • Từ khóa

5G thúc đẩy số hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

5G Standalone (5G SA) và 5G Advanced dự kiến sẽ là những ưu tiên hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (CSP) trong thập kỷ này, khi họ triển...
15:56 - 04/12/2024
273 lượt xem

Thất bại cay đắng của Intel

Intel thông báo giám đốc điều hành (CEO) Pat Gelsinger đã từ chức và rút khỏi hội đồng quản trị từ ngày 1-12, kết thúc nỗ lực gần bốn năm tìm lại ánh hào...
14:55 - 04/12/2024
277 lượt xem

Apple bị tố cáo theo dõi trái phép nhân viên ngay tại nhà riêng

Apple bị kiện vì bị cáo buộc theo dõi nhân viên ngay cả khi họ ở nhà riêng.
10:47 - 04/12/2024
421 lượt xem

Công khai mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục

Mức độ chuyển đổi số của các Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT sẽ được đánh giá công khai trên các cổng thông tin điện tử.
10:29 - 04/12/2024
404 lượt xem

Apple đầu tư 1 tỉ USD để gỡ bỏ lệnh cấm iPhone 16 tại Indonesia

Apple đã quyết định tăng đề nghị đầu tư lên gấp 10 lần, với hy vọng xoa dịu chính phủ Indonesia về lệnh cấm iPhone 16.
09:08 - 04/12/2024
437 lượt xem