213
/
165549
Ví điện tử dùng AI phân tích, phát hiện chiêu trò lừa đảo
vi-dien-tu-dung-ai-phan-tich-phat-hien-chieu-tro-lua-dao
news

Ví điện tử dùng AI phân tích, phát hiện chiêu trò lừa đảo

Thứ 2, 17/06/2024 | 09:47:00
2,107 lượt xem

Ví điện tử MoMo cho biết đã và đang chủ động xây dựng nhiều giải pháp, ứng dụng các công nghệ mới để trang bị cũng như tạo ra một cơ chế phòng vệ nhiều lớp cho người dùng.

Người dùng trải nghiệm thanh toán bằng xác thực khuôn mặt tại Lễ hội Không tiền mặt 2024 - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Trước các hình thức lừa đảo ngày càng diễn biến phức tạp, ông Thái Trí Hùng, phó tổng giám đốc cấp cao, kiêm giám đốc công nghệ MoMo, cho biết doanh nghiệp sẽ cần thực hiện nhiều hành động cụ thể, trong đó đầu tiên và quan trọng nhất là thay đổi triệt để về tư duy phòng chống, không chỉ tập trung bảo vệ cho doanh nghiệp mà cần tập trung cả vào việc bảo vệ người dùng của mình.

“Với tư duy end-to-end (tạm dịch: từ đầu đến cuối) như vậy, sẽ có rất nhiều biện pháp phòng vệ có thể triển khai bao gồm: phòng vệ nhiều lớp, đầu tư vào giải pháp công nghệ, sử dụng AI, thiết lập chính sách, nâng cao nhận thức…”, ông Hùng chia sẻ.

Cụ thể theo ông Hùng, đối với trường hợp người dùng cài đặt các phần mềm độc hại, ngoài các biện pháp thông thường như thêm phần mã hóa dữ liệu, đội ngũ kỹ sư bảo mật tại MoMo đã thực hiện việc phân tích mã độc, trích xuất các đặc trưng nhận dạng, và thực hiện cảnh báo người dùng nếu phát hiện các dấu hiệu bị tấn công.

“Sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, MoMo cố gắng phân biệt dấu hiệu do hacker tiến hành hay do đặc thù của người dùng để đảm bảo rằng chặn được các hành vi xấu mà không bắt nhầm người dùng thật”, ông Hùng nói.

Đối với trường hợp người dùng cung cấp OTP, mật khẩu khi kẻ xấu dùng “social engineering” (kỹ thuật xã hội) hay “phishing” (lừa đảo) lợi dụng lòng tham của con người báo trúng thưởng, MoMo ứng dụng AI mạnh mẽ để phân tích hành vi của đối tượng lừa đảo, phân tích luồng đi của dòng tiền.

“Dựa vào công nghệ dữ liệu lớn và AI, bước đầu chúng tôi đã phân biệt được các giao dịch bất thường dựa vào tốc độ giao dịch, hành vi giao dịch, hay dòng tiền giao dịch, từ đó xây dựng các hệ thống cảnh báo và ngăn chặn sớm”, ông Hùng cho biết.

Trường hợp chính người dùng tự thực hiện hành vi liên kết và thanh toán do rơi vào bẫy lừa đảo, ngoài việc áp dụng AI và phân tích dòng tiền, MoMo còn tự phát triển hệ thống rà quét tự động trên không gian mạng, tìm các hội nhóm đang chia sẻ phương pháp tấn công, các quảng cáo sai sự thật nhằm đánh lừa người dùng, đồng thời nỗ lực ngăn chặn ngay từ đầu các hình thức tấn công này.

Ông Thái Trí Hùng cho biết MoMo đầu tư rất nhiều công nghệ mới từ ngân sách cho đến con người. MoMo đang có hơn 200 người là đội ngũ làm Data và AI, với 2 nhóm đảm trách an toàn bảo mật độc lập, cùng với đó là các nhóm giám sát mạng xã hội.

Khác với quan điểm chung cho rằng ngoài nỗ lực và biện pháp kỹ thuật của các tổ chức, bản thân người dùng cũng cần trang bị kiến thức, luôn cảnh giác để tự bảo vệ mình trước, ông Hùng lại đưa ra một lập luận mới đó là nâng cao nhận thức khách hàng là một phần trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Ông Hùng cho rằng phòng vệ chủ động hướng đến khách hàng, tức là ngoài việc xây dựng các giải pháp bảo vệ doanh nghiệp thì còn cần chủ động bảo vệ người dùng ngay cả khi người dùng vô tình thực hiện các hành vi gây hại cho tài sản của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có những chương trình nâng cao nhận thức, liên tục cập nhật các kiến thức về an toàn bảo mật.

“Ví dụ, mỗi khi có hình thức lừa đảo mới thì MoMo sẽ khéo léo lồng ghép, đưa những cảnh báo một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ nhớ và nhất là phải gần gũi vì các đối tượng lừa đảo thường nhắm đến người trẻ hoặc người yếu thế”, ông Hùng chia sẻ.

Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằng quan điểm về an toàn bảo mật thời nay đã khác trước rất nhiều. Đó là nếu như trước đây việc phòng chống thường diễn ra tại tường lửa và các hệ thống backend (phần người dùng không nhìn thấy được trong hệ thống ứng dụng), thì giờ đây đã được mở rộng đến thiết bị của khách hàng hoặc thậm chí là ngay trong môi trường Internet.

Trước đây vai trò phòng chống chỉ được giao cho một nhóm chuyên gia bảo mật thì giờ trở thành là công việc của toàn công ty, gồm cả việc thu thập thông tin, cảnh báo, hướng dẫn người dùng…

Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt

Việt Nam đang hướng tới trở thành một nền kinh tế không dùng tiền mặt với nhiều tiềm năng tăng trưởng giúp thúc đẩy việc áp dụng các hình thức thanh toán số.

Tại Việt Nam, người tiêu dùng đang dành nhiều sự quan tâm tới các công nghệ thanh toán điện tử, đặc biệt là các hình thức thanh toán trực tuyến.

Theo báo cáo Chỉ số thanh toán mới của Mastercard năm 2022, 94% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán điện tử, cao hơn so với mức trung bình 88% trong khu vực.

Xu hướng này cho thấy các công nghệ thanh toán mới ở Việt Nam đang trên đà phát triển và người tiêu dùng đang gia tăng nhu cầu đối với các trải nghiệm kỹ thuật số mới mẻ, nhanh chóng và linh hoạt.

Theo Đức Thiện/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/vi-dien-tu-dung-ai-phan-tich-phat-hien-chieu-tro-lua-dao-20240616103814209.htm

  • Từ khóa

Meta bị kiện, đòi bồi thường 2 triệu USD tại Nhật Bản vì quảng cáo lừa đảo

Khoảng 30 nguyên đơn yêu cầu Meta bồi thường ít nhất 300 triệu yen (2 triệu USD), với lý do họ đã không làm đủ để ngăn chặn các vụ lừa đảo.
14:46 - 23/10/2024
22 lượt xem

Intel và Samsung bất ngờ 'tìm đến nhau'

Ngoài việc tìm kiếm các nhà đầu tư, ban lãnh đạo hiện tại của Intel đang nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn khó khăn.
10:48 - 23/10/2024
130 lượt xem

Đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia dẫn đầu khu vực về blockchain

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển blockchain.
09:29 - 23/10/2024
175 lượt xem

Tình hình nhân sự tại Samsung đang trở nên căng thẳng

Tình hình tại Samsung đang trở nên khó khăn khi ngày càng nhiều nhân viên muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty khác.
06:38 - 23/10/2024
401 lượt xem

Hàng tỉ người dùng WeChat đối mặt lỗ hổng nguy hiểm

Ứng dụng trò chuyện WeChat bị tố chứa lỗ hổng nguy hiểm do sử dụng phương thức mã hóa “tự trồng”.
16:40 - 22/10/2024
554 lượt xem