213
/
158662
Trung Quốc và Nga đạt kỷ lục liên lạc lượng tử cách xa 3.800 km
trung-quoc-va-nga-dat-ky-luc-lien-lac-luong-tu-cach-xa-3-800-km
news

Trung Quốc và Nga đạt kỷ lục liên lạc lượng tử cách xa 3.800 km

Thứ 2, 08/01/2024 | 14:30:00
2,060 lượt xem

Các nhà khoa học của cả hai nước đã có thể gửi thông tin liên lạc lượng tử qua vệ tinh giữa Moscow (Nga) và thành phố Urumqi (Trung Quốc) với hứa hẹn không thể hack.

Trong cuộc đua giành vị trí dẫn đầu về công nghệ và tìm kiếm mạng lưới liên lạc được mã hóa cho các quốc gia tổ chức BRICS, một nhóm các nhà khoa học Nga và Trung Quốc đã hợp tác để thử nghiệm khả năng truyền thông tin lượng tử qua vệ tinh.

Trung Quốc và Nga đạt kỷ lục liên lạc lượng tử cách xa 3.800 km- Ảnh 1.

Vệ tinh lượng tử Mozi đã mở ra con đường phát triển mạng lưới truyền thông lượng tử tại Trung Quốc và quốc tế VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TRUNG QUỐC

Theo South China Morning Post, cuộc thử nghiệm đã thành công khi họ gửi được 2 hình ảnh được mã hóa bằng khóa lượng tử từ một trạm mặt đất nằm gần Moscow đến một trạm khác ở Urumqi (Tân Cương, Trung Quốc) cách nhau 3.800 km thông qua vệ tinh có tên Mozi.

Các thử nghiệm trước đây cố gắng gửi thông tin lượng tử qua cáp quang dưới nước vào năm 2021, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh việc truyền các photon thông qua phương pháp này làm mất đi nhiều photon và một phần thông tin được vận chuyển. Thêm vào đó, khoảng cách lớn nhất khi truyền tải bằng đường bộ (thông qua cáp quang) chỉ là 1.000 km.

Việc sử dụng vệ tinh đảm bảo quá trình bảo tồn thông tin vì thực tế việc mất dữ liệu không xảy ra trong không gian, giúp mở rộng phạm vi liên lạc lượng tử lên hàng nghìn km.

Mozi, còn được gọi là "Micius", là vệ tinh đã đi vào quỹ đạo từ năm 2016 do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc quản lý. Theo trang web chuyên về công nghệ Tom's Hardware, đây là một vệ tinh có quỹ đạo thấp cho phép nghiên cứu 2 chiều và lưu lượng thông tin lượng tử giữa không gian và bề mặt.

Sự hợp tác đầu tiên giữa các nhà khoa học Trung Quốc với Nga bắt đầu vào năm 2020 và vào tháng 3.2023, thử nghiệm giao tiếp lượng tử hoàn chỉnh giữa hai trạm mặt đất đã hoàn thành. Cuộc thử nghiệm gần đây nhất được thực hiện vào ngày 14.12.2023 và sử dụng hình ảnh được mã hóa bằng khóa lượng tử.

Lợi ích đặc biệt mà truyền thông lượng tử mang lại là tính bảo mật và quyền riêng tư. Phương pháp này sử dụng các nguyên lý của cơ học lượng tử để gửi thông tin theo cách mà nếu bị bên thứ ba chặn lại, nó sẽ làm thay đổi trạng thái của các photon liên quan, tiết lộ sự hiện diện của gián điệp và cho cả hai bên biết rằng thông tin liên lạc của họ có thể đã bị xâm phạm.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/trung-quoc-va-nga-dat-ky-luc-lien-lac-luong-tu-cach-xa-3800-km-185240108111811431.htm 

  • Từ khóa

Trí tuệ nhân tạo bị 'dụ dỗ' mất số tiền 47.000 USD

Chatbot AI Freysa được giao nhiệm vụ bảo vệ tài khoản trị giá 47.000 USD nhưng bị một người chơi tiền số "thuyết phục" chuyển toàn bộ tiền chỉ bằng một...
16:17 - 02/12/2024
20 lượt xem

CEO Tim Cook từng 'chê' Intel để bắt tay TSMC

CEO Tim Cook của Apple từng 'chê' dịch vụ sản xuất chip của Intel vào hơn 10 năm trước.
15:07 - 02/12/2024
47 lượt xem

Giải mã độ "hot" của TikToker trăm triệu view Lê Tuấn Khang

Sau TikTok Awards Việt Nam 2024, kênh TikTok của Lê Tuấn Khang cán mốc đến 9 triệu người theo dõi, tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 tuần.
11:19 - 02/12/2024
142 lượt xem

Google Maps có thể cảnh báo các mối nguy hiểm trên đường

Google Maps vừa công bố tính năng mới giúp người dùng nhận thông tin về các sự cố giao thông từ Waze, ứng dụng điều hướng được cộng đồng đóng góp.
09:17 - 02/12/2024
201 lượt xem

Samsung phát triển công nghệ pin có thể gập lại

Samsung được cho là đang phát triển một công nghệ pin gập lại nhằm hướng đến các mẫu smartphone màn hình gập tốt hơn trong tương lai.
06:46 - 02/12/2024
236 lượt xem