190
/
80396
Thuốc mới 'đánh bật' các protein gây ung thư
thuoc-moi-danh-bat-cac-protein-gay-ung-thu
news

Thuốc mới 'đánh bật' các protein gây ung thư

Thứ 5, 10/10/2019 | 07:48:32
952 lượt xem

Thuốc PROTAC kết hợp cùng thuốc trị ung thư Imatinib sẽ phá vỡ phức hợp protein gây bệnh, trong đó có bạch cầu dòng tủy mạn tính.

Nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học Đại học Yale cùng Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon thực hiện, công bố ngày 7/10 trên tạp chí Cancer Research. PROTAC là viết tắt của cụm từ "proteolysis targeting chimera", trong đó Proteolysis là sự phân giải protein, còn Chimera lấy từ hình mẫu quái vật đuôi rắn, mình dê đầu sư tử trong thần thoại Hy Lạp. Công nghệ này đã được phát triển trong hơn 20 năm và lần đầu tiên công bố vào năm 2001.

Giống như quái vật Chimera, PROTAC bao gồm ba bộ phận là phần đầu - chính là bộ phận sẽ lao vào protein gây bệnh, phần đuôi là protein Ligase với chức năng tấn công mục tiêu, phần thân là một chuỗi phân tử liên kết hai phần đầu và đuôi.

Liệu pháp kết hợp nhiều loại thuốc với nhau có thể tác dụng tốt hơn so với phương pháp điều trị đơn lẻ. Ảnh: Massivesci. 

Protein là cỗ máy phân tử đặc biệt trong các tế bào. Các protein Rogue ABL1 (có liên quan tới ung thư máu) kết hợp với các protein khác để chỉ thị các tế bào ung thư bạch cầu dạng tủy mạn tính (CML) sao chép "vô tội vạ", dẫn đến sự tăng trưởng của tế bào ung thư (khối u). Về bản chất, thuốc Imatinib ngăn chặn sự liên kết này, là loại thuốc đặc trị từ rất lâu. Theo thống kê, 80% bệnh nhân CML phải sử dụng thuốc suốt đời; 20% còn lại sẽ bị kháng thuốc bởi bệnh tiến triển quá nhanh.

Vì thế, thay vì chỉ sử dụng Imatinib để chặn đứng sự liên kết đó lại, thuốc PROTAC sử dụng một quy trình đào thải tự nhiên trong cơ thể để khôi phục lại các protein không mong muốn. PROTAC bám vào protein gây bệnh và sau đó sẽ "chiêu mộ" các protein khác trong cơ thể gọi là Ligase (một enzyme xúc tác) rồi đánh dấu phân tử không mong muốn là "rác". Ngay lập tức, hệ thống xử lý chất thải tự nhiên trong cơ thể sẽ loại những protein gây bệnh đó.

CML là dạng ung thư ảnh hưởng đến tủy xương và máu. Nó khiến tủy sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu, dẫn đến tăng trưởng khối u. Người mắc căn bệnh này chiếm khoảng 15% bệnh nhân ung thư bạch cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 100.000 người trên thế giới mắc bệnh CML mỗi năm.

Theo Minh Ngân/VnExpress

 (Nguồn Massivesci)

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
237 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
769 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
849 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
887 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
953 lượt xem