190
/
104110
Nên và không nên ăn gì để tránh tăng nồng độ a xít uric?
nen-va-khong-nen-an-gi-de-tranh-tang-nong-do-a-xit-uric
news

Nên và không nên ăn gì để tránh tăng nồng độ a xít uric?

Thứ 2, 25/01/2021 | 08:01:31
681 lượt xem

Hội chứng thị giác màn hình là một bệnh lý về mắt nghiêm trọng mà người thường tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là dân văn phòng dễ mắc phải. Nhưng hội chứng này là gì và gây ảnh hưởng đến đôi mắt như thế nào?

A xít uric là một chất thải tự nhiên được thải ra khỏi cơ thể sau quá trình tiêu hóa thức ăn giàu purin. Purin là các hợp chất hóa học được tạo thành từ các nguyên tử cácbon và nitơ và được phân hủy trong cơ thể.

Những người có nồng độ a xít uric cao nên hạn chế thịt đỏ  /// Ảnh: Shutterstock

Những người có nồng độ a xít uric cao nên hạn chế thịt đỏẢNH: SHUTTERSTOCK    

Điều đó nói lên rằng, khi chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, cơ thể chúng ta có thể không tiêu hóa được, dẫn đến tăng nồng độ a xít uric.Tăng nồng độ a xít uric trong máu cũng có thể gây ra bệnh gút (gout). Do đó, theo dõi thói quen ăn kiêng của bạn là điều quan trọng hàng đầu khi bạn muốn tránh điều tương tự.
Mẹo ăn kiêng a xít uric
Những người có nồng độ a xít uric cao phải cực kỳ thận trọng trong chế độ ăn uống và thói quen ăn uống của mình. Bên cạnh việc tránh ăn thực phẩm giàu purin, bạn cũng phải hạn chế tiêu thụ quá nhiều chất béo, vì nó có thể làm giảm khả năng đào thải a xít uric của cơ thể.Ngoài ra, nếu bạn là người nghiện rượu, hãy tránh uống đồ uống có cồn, thay vào đó hãy tăng lượng nước uống vào. Điều này có thể làm loãng nước tiểu và giúp cơ thể đào thải a xít uric dư thừa dễ dàng hơn, theo Times of India.
Những thực phẩm cần tránh
- Nếu bạn có hàm lượng a xít uric cao trong cơ thể, điều quan trọng là bạn phải cắt giảm lượng thịt tiêu thụ. Tránh ăn thịt đỏ, thịt nội tạng, thịt băm và hải sản như cá thu, cá mòi và các loại khác.

- Mặc dù đậu rất giàu protein và tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể, nhưng bạn nên tránh ăn nó nếu bạn đang đối mặt với tình trạng tăng a xít uric trong cơ thể, theo Times of India.- Đồ uống có đường cũng nên tránh xa, nếu bạn đang bị tăng a xít uric máu
Những thực phẩm để ăn
Nên và không nên ăn gì để tránh tăng nồng độ a xít uric?  - ảnh 1

- Giấm táo có thể là một thực phẩm tuyệt vời để điều trị a xít uric trong cơ thể. Nó chứa a xít malic không chỉ phá vỡ a xít uric mà còn loại bỏ nó ra khỏi cơ thể.- Giàu một hợp chất gọi là anthocyanins, quả mọng giúp giảm đau khớp do lượng a xít uric cao trong cơ thể.
- Những người đang giải quyết các vấn đề về a xít uric trong cơ thể thường được khuyến khích thực phẩm giàu chất xơ. Điều đó nói lên rằng, thực phẩm từ ngũ cốc không chỉ bổ dưỡng mà còn rất giàu chất xơ. Các thành phần sợi hấp thụ tất cả a xít uric dư thừa trong máu và quản lý nó một cách hiệu quả.
- Chanh là một nguồn giàu a xít citric, giúp hòa tan a xít uric dư thừa trong cơ thể, theo Times of India.
 
Theo Khuê Nguyễn/Thanh niên
https://thanhnien.vn/suc-khoe/nen-va-khong-nen-an-gi-de-tranh-tang-nong-do-a-xit-uric-1332836.html 
  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
98 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
629 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
714 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
759 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
824 lượt xem