205
/
53375
“Luật Quy hoạch không sớm được thông qua sẽ lỡ cơ hội của đất nước”
luat-quy-hoach-khong-som-duoc-thong-qua-se-lo-co-hoi-cua-dat-nuoc
news

“Luật Quy hoạch không sớm được thông qua sẽ lỡ cơ hội của đất nước”

Thứ 2, 18/09/2017 | 16:34:50
500 lượt xem

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu dự án Luật Quy hoạch không được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 thì lỡ nhiều cơ hội, mất nhiều chi phí xã hội.

Tiếp theo chương trình làm việc của Phiên họp thứ 14, sáng nay (18/9), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Quy hoạch. Dù Quốc hội đã cho ý kiến 2 lần, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nhiều vòng, song dự án luật vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.

Ban hành một luật để sửa nhiều luật

Là người đầu tiên phát biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Chính phủ mới nêu chi tiết được 8 luật cần sửa nhưng còn lại 24 luật Chính phủ chưa nêu được sửa khoản nào, điều nào để ban hành Luật Quy hoạch.

khong the co buoc lui voi luat quy hoach hinh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (Ảnh: Quốc hội)

“Đáng lo là 23/24 luật chưa nằm trong chương trình xây dựng luật, ý kiến Uỷ ban Pháp luật lo rằng còn tăng thêm nếu rà kỹ soát kỹ. Nếu vậy thì quá tải, từ nay đến 2019 thì Quốc hội có làm được không?” – ông Phùng Quốc Hiển băn khoăn.

Cho rằng đưa thêm vào chương trình để sửa hơn 20 dự án luật sẽ khó, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề xuất phương án có thể dùng một luật sửa nhiều luật để điều chỉnh nhằm đảm bảo tính khả thi. 

“Nếu đưa thêm 24 luật sửa thì năm 2018 sẽ có đến 50 dự án luật nên không thể nào làm được. Chỉ có phương án dùng một luật sửa nhiều luật và chỉ sửa những thứ liến quan đến quy hoạch thôi” – ông Nguyễn Khắc Định nêu quan điểm. 

Trước việc có quá nhiều luật cần phải sửa, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga bày tỏ: “Cho đến giờ, chúng tôi ngày càng băn khoăn về chủ trương, hệ thống pháp luật chúng ta phát triển theo hướng nào? Ta phải tính chứ không thể để hệ thống luật mất ổn định, nhà đầu tư không yên tâm”. 

Bà Nga cũng chỉ ra kỳ họp lần này làm các luật như Luật Đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt, luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật An ninh mạng, Luật Thể dục thể thao, Luật Cạnh tranh (sửa đổi), hay luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)..., đều phải sửa nhiều luật khác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đề nghị có thể xem xét dùng một luật sửa nhiều luật vì “sửa từng luật thì lâu quá, có khi mấy năm chả xong”, và nếu được thì giao Chính phủ làm nhưng phải đánh giá tác động thật kỹ. 

Nhấn mạnh đây là dự án luật có nhiều ý kiến khác nhau nhất trong thời gian vừa qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đồng tình dùng một luật sửa nhiều luật nhưng chỉ với các luật trong một nhóm lĩnh vực nào đó có liên quan, còn luật nào có tính độc lập tương đối cao thì có thể trình Quốc hội sửa.

“Không thể có bước lùi”

Cho ý kiến vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định mục tiêu ban hành Luật Quy hoạch nhằm tạo sự đột phá, khắc phục quy hoạch rải rác trong các luật. Ý kiến khác nhau là không tránh khỏi vì luật liên quan nhiều bộ ngành quản lý, rồi vướng nhiều quy định trong nhiều luật chuyên ngành. Tuy vậy, theo Chủ tịch Quốc hội, nếu dự án Luật Quy hoạch không được thông qua tại kỳ họp 4 thì bỏ lỡ cơ hội cho đất nước, mất nhiều chi phí cho xã hội.

khong the co buoc lui voi luat quy hoach hinh 2

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: Quốc hội)

“Giao Chính phủ rà soát theo đúng yêu cầu của UBTVQH và chủ trương của Trung ương. Các uỷ ban của Quốc hội phải góp ý bằng văn bản rõ ràng. Việc dùng một luật sửa nhiều luật và có luật phải sửa như lưu ý của Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu là cần thiết” – Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh UBTVQH thống nhất mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật; nhất trí cho rà lại các điều còn ý kiến khác nhau theo hướng “không thể có bước lùi”, tức quy hoạch vùng, tỉnh phải theo quy hoạch quốc gia. Giao Chính phủ thống nhất quản lý về quy hoạch và Bộ KH-ĐT giúp Chính phủ, còn các bộ khác sẽ do Chính phủ phân công chứ luật không quy định cụ thể.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2018 dự án luật sửa nhiều luật liên quan quy hoạch; kèm theo đó là dự thảo Nghị quyết chuyển chuyển tiếp với tinh thần các luật, quy hoạch đã có hiệu lực thì có hiệu lực đến hết 31/12/2020, để gắn với cả giai đoạn phát triển KTXH của đất nươc, còn từ 2021 theo một quy hoạch mới.

Thường vụ Quốc hội cũng quyết tâm giữ nguyên hiệu lực Luật quy hoạch sẽ là từ 1/1/2019, vì thời điểm là cơ sở để bộ ngành địa phương chuẩn bị cho kế hoạch, quy hoạch 5 năm, của giai đoạn mới.

“Đề nghị các uỷ ban liên quan rà soát các luật cần sửa, cụ thể những điểm báo cáo Bộ Chính trị; giao Chính phủ hoàn chỉnh báo cáo và dự thảo luật, UBKT dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu một cách sớm nhất để gửi ĐBQH theo quy định...” – Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh./.

Theo Ngọc Thành/VOV.VN

  • Từ khóa

Khởi tố ông Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ...
18:33 - 04/05/2024
6 lượt xem

Phải làm gì đó khi giá cả nhấp nhổm

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 4 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của giới...
15:19 - 04/05/2024
94 lượt xem

Chuẩn bị kỹ để thực hiện cải cách tiền lương, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Chỉ đạo cải cách tiền lương được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2024 vào sáng 4-5.
15:16 - 04/05/2024
91 lượt xem

Ông Trần Thanh Mẫn: 'Cần giải pháp phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử'

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh cần có các giải pháp thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và...
14:22 - 04/05/2024
112 lượt xem

Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền...
12:50 - 04/05/2024
141 lượt xem