205
/
99191
Tập hợp và phát huy trí tuệ của nhân dân đối với Văn kiện Đảng
tap-hop-va-phat-huy-tri-tue-cua-nhan-dan-doi-voi-van-kien-dang
news

Tập hợp và phát huy trí tuệ của nhân dân đối với Văn kiện Đảng

Thứ 3, 20/10/2020 | 12:39:11
397 lượt xem

Việc thảo luận, lấy ý kiến nhân dân góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã được công bố ngày hôm qua 19/10 để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân từ nay đến hết ngày 10/11.  

Việc thảo luận, lấy ý kiến nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân. Đồng thời, góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

GS.TS Phùng Hữu Phú

Phấn đấu “ý Đảng lòng dân là một”

Theo GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, thành viên Ban soạn thảo văn kiện, lần này là lần lấy ý kiến trực tiếp và rộng rãi nhất trong nhân dân. Trong những lần lấy ý kiến trước đây, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, Trung ương, cho hoàn thiện một bước và công bố rộng rãi để xin ý kiến của toàn dân. 

Việc tiếp thu ý kiến được thực hiện trên phương châm phấn đấu “ý Đảng lòng dân là một”. Những điểm nhân dân góp ý là hợp lý, có lợi cho đất nước thì phải tiếp thu tối đa. Vấn đề quan trọng nhất là quan điểm đúng chưa, định hướng đầy đủ chưa, nhiệm vụ nào cần bổ sung, điều chỉnh, các khâu đột phá. Những lưu ý đó, nhân dân từ thực tiễn của mình thấy cần bổ sung, điều chỉnh thì phải tiếp thu, những ý kiến có lợi cho đất nước, bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân; những ý kiến không đúng, không mang lại lợi ích đất nước, không phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân thì đương nhiên không thể tiếp thu. 

“Tiêu chí để tiếp thu là những ý kiến đó phải có lợi cho đất nước, cho nhân dân. Bác Hồ đã nói rồi: chân lý là có lợi cho đất nước, cho nhân dân. Cái gì không có lợi cho đất nước, cho nhân dân thì không phải là chân lý. Bác dậy chúng ta thế nào, cứ làm đúng như thế”.

GS.TS Phùng Hữu Phú nhấn mạnh, đồng thời cho biết, để ngăn chặn những luồng thông tin xấu độc, lợi dụng dân chủ, lợi dụng việc góp ý văn kiện để gây nguy hại cho Đảng, cho nhân dân trong quá trình tiếp thu ý kiến, cần phải luôn ghi nhớ điều quan trọng là phải làm cho nhân dân hiểu đúng các ý kiến trái chiều xấu độc vì mục đích của những thông tin đó là tác động đến nhân dân, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Cách đấu tranh tốt nhất là làm cho nhân dân hiểu đúng để nhân dân tự phê phán. Và để nhân dân hiểu đúng có trách nhiệm của báo chí, báo chí phải lên tiếng, cái gì đúng thì nói đúng, chưa đúng nói chưa đúng. Cái đúng như trên đã nói, là cái có lợi cho đất nước, cho nhân dân.

TS Cao Viết Sinh.

Mục tiêu đưa ra dựa trên những căn cứ xác đáng

Một trong những nội dung được nhân dân đặc biệt quan tâm là mục tiêu đặt ra đến năm 2025 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. 

Phân tích về những căn cứ để Dự thảo đưa ra những mục tiêu này, TS Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để đưa ra các mục tiêu đó, Tiểu ban Kinh tế đã đặt nhiều đề tài, đưa nhiều phương án, sau đó trình Trung ương lựa chọn.

Căn cứ để xác định mục tiêu trên dựa vào việc đánh giá Việt Nam đang ở đâu (theo thống kê, hiện nước ta đang ở giai đoạn cuối nước thu nhập trung bình thấp), tiếp đến là căn cứ vào các yếu tố có thể kỳ vọng đạt được và dự báo tình hình trong nước 5 năm, 10 năm thậm chí 30 năm.

Cùng với đó là các căn cứ vào nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, trong đó nhiều dự báo cho Việt Nam, đơn cử như với nội dung thu nhập trung bình thấp hay cao, Tiểu ban văn kiện về kinh tế phải căn cứ vào tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB): Thu nhập thấp (dưới 1.000 USD), trung bình thấp (1.000-4.000 USD), trung bình cao (4.000-12.000 USD) và cao (trên 12.000 USD); hay với chỉ số công nghiệp, cũng phải căn cứ vào tiêu chí của Tổ chức Phát triển công nghiệp của LHQ (UNDO) với quy định thế nào là nước công nghiệp, công nghiệp mới nổi. 

“Nếu chỉ đưa các tiêu chí của riêng Việt Nam thì rất dễ nhưng để quốc tế công nhận mới là vấn đề, vì thế, phải căn cứ vào các tiêu chí quốc tế một cách rõ ràng”, TS Cao Viết Sinh cho biết.

Ông Nguyễn Túc.

Giám sát quyền lực kỳ này đặt ra mạnh hơn so với những kỳ trước

Về những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo có nêu trong đột phá chiến lược thứ nhất đặt ra giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực. 

Đánh giá về giải pháp này, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng giám sát quyền lực kỳ này đặt ra mạnh hơn so với những kỳ trước.

Ông Túc khẳng định chính giám sát quyền lực, nhất là giám sát quyền lực do nhân dân tiến hành đã giúp cho Đảng và Nhà nước ta ngăn chặn được một bước thoái hoá, biến chất. 

“Chúng ta biết rằng Đại hội VI đổi mới, Đại hội VII trong Báo cáo chính trị có câu: “một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thoái hoá, biến chất”, đến Đại hội VIII không còn “một số” nữa mà “một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn thoái hoá, biến chất”. Đến Đại hội IX là “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn thoái hoá, biến chất”. Đến Đại hội X dự thảo định bỏ chữ “không nhỏ”, nhưng một số thành viên trong tổ biên tập cho rằng, trong tình hình hiện nay chưa thể bỏ được chữ “không nhỏ”. Ngay trong buổi chiều hôm đó, báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho thấy số đảng viên bị kỷ luật từ Đại hội IX đến Đại hội X tăng hơn rất nhiều”.

Ông Túc dẫn chứng như trên và khẳng định cần quan tâm, đẩy mạnh giám sát quyền lực, mà giám sát quan trọng nhất chính là giám sát của nhân dân. Hầu hết các vụ án điểm vừa rồi đều do dân phát hiện, báo chí đưa tin, các cơ quan chức năng mới vào cuộc. 

Ông Túc dẫn chứng như trên và khẳng định cần quan tâm, đẩy mạnh giám sát quyền lực, mà giám sát quan trọng nhất chính là giám sát của nhân dân. Hầu hết các vụ án điểm vừa rồi đều do dân phát hiện, báo chí đưa tin, các cơ quan chức năng mới vào cuộc. 

Ông Túc cũng bày tỏ mong muốn người dân giám sát quyền lực mạnh hơn nữa. Giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội đối với ĐBQH và HĐND cần có quy chế mạnh mẽ hơn hiện nay. Bên cạnh đó, giám sát phải thực hiện từ người  cao nhất, phải gương mẫu. Giám sát đầu tiên là giám sát tại địa bàn dân cư.   “Tôi nghĩ rằng trong kỳ này đóng góp với Trung ương nên đóng góp quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát những người dân đã cử ra và có trách nhiệm đối với người đó”, ông Túc bày tỏ quan điểm./. 

Theo VOV.VN

https://vov.vn/chinh-tri/tap-hop-va-phat-huy-tri-tue-cua-nhan-dan-doi-voi-van-kien-dang-787300.vov

  • Từ khóa

Thủ tướng đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Thủ tướng cho rằng, việc Mỹ sớm dỡ bỏ hạn chế về xuất khẩu công nghệ cao, công nhận nền kinh tế thị trường sẽ tháo gỡ nút thắt để thúc đẩy hợp tác Việt...
18:56 - 27/11/2024
131 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng Thủ đô Hà Nội "gương mẫu, đi đầu của cả nước"

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, kỳ vọng Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển ổn định, ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại
19:10 - 27/11/2024
153 lượt xem

Quốc hội chốt bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Tại Luật Bảo hiểm y tế mới được thông qua quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên...
15:17 - 27/11/2024
238 lượt xem

Quốc hội "chốt" chi hơn 122.000 tỉ đồng cho phát triển văn hoá

Kinh phí thực hiện chương trình phát triển văn hoá giai đoạn 2025 - 2030 được Quốc hội quyết nghị tối thiểu là 122.250 tỉ đồng
10:05 - 27/11/2024
346 lượt xem

Quốc hội chốt duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn mới quy định duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2% và sửa đổi, bổ sung các quy định làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công...
09:24 - 27/11/2024
361 lượt xem