Nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt đánh giá, việc nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu “xin nghỉ” tại Đại hội IX là vì lợi ích chung, thể hiện bản lĩnh chính trị của ông…
Ông Phạm Thế Duyệt là người có thời gian làm việc trực tiếp cùng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong Bộ Chính trị khóa VIII (1996-2001). Ông là người thay vị trí Thường trực Bộ Chính trị của ông Phiêu khi ông Phiêu trở thành Tổng Bí thư, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 12/1997).
Ông Phạm Thế Duyệt là người thay vị trí Thường trực Bộ Chính trị khi ông Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1997.
“Chúng tôi nói chung trong Thường vụ, trong Bộ Chính trị, trong Trung ương có ý thức quyết tâm rất cao rằng, trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII phải có một nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Đảng và nhất quyết thực hiện việc đó
"Không ai có thể hối lộ, mua chuộc" Với tôi, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là một người “nghe kỹ”, đánh giá đúng là quyết đúng, là một người tình cảm, sâu sát, quyết đoán. Đó là một người có tính Đảng rất cao. Đạo đức của người lãnh đạo, tính nguyên tắc của người lãnh đạo rất quan trọng, sau rồi đến bản lĩnh, tính quyết đoán. Anh Phiêu cũng là người rất trung thực, thẳng thắn. Không ai có thể hối lộ, mua chuộc được anh Phiêu. Hai anh em chúng tôi nhất trí rất cao quan điểm ấy. Đó thực sự là một người rất đáng quý trọng về cái tâm, cái tầm của nhà lãnh đạo. |
Nghị quyết mang tên Trung ương 6 (lần 2) vì Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khi đó chỉ bàn được một vấn đề về kinh tế, nên phải họp tiếp một phiên, bàn riêng về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Phiên họp đợt 2 này ban hành được Nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nên được lấy tên là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2).
Hàng ngày, bận gì thì bận tôi cũng trực tiếp xuống lắng nghe anh em ở bộ phận thường trực báo cáo thu thập ý kiến phản ánh các nơi xem tiến hành chỉnh đốn Đảng ra làm sao, nơi nào chậm nơi nào nhanh, nơi nào làm tốt. Các vụ việc lớn mà Trung ương phải xử lý thì việc gì phải đưa ra Bộ Chính trị, ra Thường vụ, ra Trung ương… đều phải bàn.
Có những vụ việc lớn như xử lý kỷ luật các lãnh đạo cấp cao, Đảng đều có thái độ rất rõ. Điều này đã tạo sự chuyển biến thì trên xuống dưới, tạo được không khí thẳng thắn, chân thực, không bị dao động hay thiếu bản lĩnh trong các quyết định. Trước những vấn đề phức tạp động chạm đến các lãnh đạo cấp cao, có những vướng mắc, có khó khăn cần phải làm rõ đều phải yêu cầu UB Kiểm tra Trung ương thẩm định rõ ràng, báo cáo trước Trung ương và Bộ Chính trị.
Thời gian đó cho đến Đại hội IX còn rất ngắn. Tại Đại hội, Bộ Chính trị đã báo cáo rất rõ những việc còn chưa làm được, chưa giải quyết được, đề nghị khoá IX tiếp tục xử lý. Chỉ tiếc là sau đó, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã không được tiếp tục triển khai quyết liệt.
Bức ảnh ông Phạm Thế Duyệt treo trang trọng tại nhà chụp Bộ Chính trị khóa XIII cùng các cố vấn trước Đại hội IX của Đảng.
Lúc bấy giờ làm việc trong Thường vụ Bộ Chính trị, bao giờ hai anh em tôi cũng ở lại cơ quan buổi trưa, nằm giường xếp tranh thủ chợp mắt. Ăn trưa thì anh em hành chính quản trị nấu cho ăn. Nhưng tuần nào chị Bích vợ anh Phiêu cũng gửi cho một ít bánh khúc, chị ấy làm rất ngon. Và bao giờ cũng vậy, anh Phiêu được ăn 4 cái thì tôi cũng được 3 cái (cười). Những kỷ niệm ấy tình cảm lắm!".
https://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-ve-quyet-dinh-xin-nghi-truoc-dai-hoi-ix-cua-tong-bi-thu-le-kha-phieu-20200810015239078.htm