Việc hội nhập toàn diện, sâu rộng với ASEAN cũng là cách để Việt Nam đã và đang tham gia hội nhập toàn cầu ngày càng mạnh mẽ hơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ hai, từ phải sang), Tổng Thư ký ASEAN và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại cuộc họp kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ bảy của ASEAN, ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)
Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiều 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)
Với việc gia nhập ASEAN, lòng tin của Việt Nam với các nước và lòng tin của các nước đối với Việt Nam đã được nâng lên. Nếu như năm 1995, chúng ta không trở thành thành viên ASEAN thì cũng khó có thể bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ để đến nay quan hệ giữa hai nước từng là cựu thù trong chiến tranh này trở nên ngày càng tốt đẹp, phát triển mạnh mẽ. Trong ảnh: Ngày 5/8/1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Campuchia, Lào và Myanmar vào ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN và tình hình khu vực. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN tại Lễ kết nạp CHDCND Lào và Liên bang Myanmar trở thành thành viên chính thức của ASEAN, ngày 23/7/1997, tại Subang Jaya (Malaysia). (Ảnh: Phạm Quyền/TTXVN)
Tháng 12/1998, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị ASEAN lần thứ VI. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một hội nghị của Hiệp hội kể từ khi gia nhập. ASEAN khi đó đã có 9 thành viên (thêm Lào và Myanmar). Các nhà lãnh đạo nhất trí thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN và định hướng phát triển. Trong ảnh: Thủ tướng Phan Văn Khải và các Trưởng đoàn ký Tuyên bố Hà Nội, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI, diễn ra ở Thủ đô Hà Nội trong 2 ngày 15-16/12/1998. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Tháng 12/1998, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị ASEAN lần thứ VI. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một hội nghị của Hiệp hội kể từ khi gia nhập. ASEAN khi đó đã có 9 thành viên (thêm Lào và Myanmar). Các nhà lãnh đạo nhất trí thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN và định hướng phát triển. Trong ảnh: Thủ tướng Phan Văn Khải (giữa) và các nhà lãnh đạo ASEAN chụp ảnh chung tại Phiên bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, diễn ra tại Hà Nội từ 15-16/12/1998. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Campuchia, Lào và Myanmar vào ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN và tình hình khu vực. Trong ảnh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Lễ kết nạp Vương quốc Campuchia là thành viên thứ 10 của ASEAN, chiều 30/04/1999, tại Hà Nội. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)
Năm 1995, Việt Nam tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán ký kết Hiệp định ưu đãi thuế quan của ASEAN (CPT), tạo nền tảng quan trọng để lần lượt hội nhập sâu rộng vào 'sân chơi' FTA thế giới rộng hơn với nhiều FTA được ký, trong đó có FTA với EU hay Hiệp thương mại (BTA) với Mỹ năm 2000. Rõ ràng tham gia vào ASEAN là chúng ta tham gia vào sân tập trước khi ra sân chơi khác rộng lớn hơn. Trong ảnh: Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và Đại diện thương mại Hoa Kỳ, bà Charlene Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, ngày 13/7/2000, tại Thủ đô Washington D.C, kết thúc 4 năm đàm phán liên tục. (Ảnh: Lê Chi/TTXVN)
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 được tổ chức ngày 4-5/11/2002 tại Phnom Penh (Campuchia), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký kết - văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Với việc gia nhập ASEAN, rõ ràng lòng tin của Việt Nam với các nước và ngược lại lòng tin của các nước đối với Việt Nam đã được nâng lên. Trong ảnh: Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đó có Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5), ngày 8-9/10/2004 tại Hà Nội. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thủ tướng Phan Văn Khải cũng lãnh đạo cấp cao ASEAN tham dự Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur về xây dựng Hiến chương ASEAN, ngày 12/12/2005, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Với việc gia nhập ASEAN, rõ ràng lòng tin của Việt Nam với các nước và ngược lại lòng tin của các nước đối với Việt Nam đã được nâng lên. Trong ảnh: Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đó có tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2006 (18-19/11/2006) tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Với việc gia nhập ASEAN, lòng tin giữa Việt Nam với các nước láng giềng được nâng lên rõ rệt. Hội nhập của Việt Nam hiệu quả hơn, không chỉ là hội nhập khu vực mà là hội nhập thế giới, trong đó có bước ngoạt Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong ảnh: Trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy trao các văn kiện về việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO cho Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển, tại buổi lễ kết nạp Việt Nam vào WTO, ngày 7/11/2006, tại trụ sở WTO ở Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 9/4/2010, Hội nghị ASEAN 16 - Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên trong năm 2010 - đã kết thúc tốt đẹp với việc thông qua nhiều văn kiện quan trọng với chủ đề 'Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động.' (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2010, Việt Nam đã đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á; tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh chụp ảnh chung với các Trưởng đoàn tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ASEAN+) lần thứ nhất, sáng 12/10/2010, tại Hà Nội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Phiên họp kín các Trưởng đoàn Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội, ngày 28/10/2010 - Năm đầu tiên Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo ASEAN ký 'Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu' tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 ở Indonesia, ngày 17/11/2011. Tuyên bố khẳng định quyết tâm cũng như cam kết của các nước ASEAN xây dựng lập trường, quan điểm chung trong việc hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu; nâng cao vai trò và tiếng nói của ASEAN tại các cơ chế quốc tế. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Việt Nam đã đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á, và đến Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 6 (EAS), ngày 19/11/2011, tại Bali, Indonesia. Các Lãnh đạo EAS đã ra 'Tuyên bố EAS về các Nguyên tắc Quan hệ cùng có lợi.' Trong ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các trưởng đoàn chụp ảnh chung tại EAS 6, ngày 19/11/2011. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Ngày 9/1/2013, ông Lê Lương Minh chính thức nhậm chức Tổng thư ký ASEAN. Ông được các nhà lãnh đạo ASEAN phê chuẩn làm Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013 - 2017 theo đề cử của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra tại Campuchia, tháng 11/2012. (Ảnh: TTXVN)
Từ ngày 14-15/9/2013, tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ 6 về thực hiện 'Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông' giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thứ trưởng Ngoại Phạm Quang Vinh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị. (Ảnh: Quang Đức/TTXVN)
Năm 2015 đánh dấu 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Đây cũng là dịp để nhìn lại những đóng góp to lớn của Việt Nam vào sự phát triển của Khối cũng như nâng cao vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Trong ảnh: Sáng 27/4/2015, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Ngày 22/11/2015, tại Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), các nhà lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, tầm nhìn 2015. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Với việc gia nhập ASEAN, lòng tin của Việt Nam với các nước và lòng tin của các nước đối với Việt Nam đã được nâng lên. Nếu như năm 1995, chúng ta không trở thành thành viên ASEAN thì cũng khó có thể bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ để đến nay quan hệ giữa hai nước từng là cựu thù trong chiến tranh này trở nên ngày càng tốt đẹp, phát triển mạnh mẽ. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Barack Obama, ngày 7/7/2015, tại Nhà Trắng ở Thủ đô Washington D.C, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6-10/7/2015. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công nhiều hội nghị, hoạt động quan trọng của ASEAN ở các cấp và các lĩnh vực khác nhau, góp phần đẩy mạnh hợp tác ASEAN. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh chung với các Trưởng đoàn dự Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 8 (CLMV 8), sáng 26/10/2016, tại Hà Nội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thanh niên các nước ASEAN tham dự chương trình giao lưu thanh niên ASEAN-Trung Quốc tại Siem Reap, Campuchia từ 26/6-1/7/2016. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Sáng 29/4/2017, tại Thủ đô Manila (Philippines), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Việt Nam cùng với các nước tiếp tục triển khai các thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của ASEAN. Trong ảnh: Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 23 (MRT 23) và các sự kiện liên quan, trong năm APEC 2017, sáng 22/5/2017, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ lần thứ 3 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Với việc gia nhập ASEAN, lòng tin của Việt Nam với các nước và lòng tin của các nước đối với Việt Nam đã được nâng lên. Trong ảnh: Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đó có tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, tháng 11/2017. (Ảnh: TTXVN)
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được ký kết tại Chile, ngày 8/3/2018. Tham gia lễ ký có đại diện 11 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tham gia lễ ký. (Ảnh: TTXVN phát)
Các Bộ trưởng Kinh tế, đại diện lãnh đạo kinh tế từ 10 quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối tác chụp ảnh chung tại phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 50 ở Singapore, ngày 29/8/2018. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp nhận Chủ tịch AIPA 41 từ Thái Lan tại Lễ bế mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN lần thứ 40 và tiếp nhận chức Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41), ngày 29/8/2019, ở Thủ đô Bangkok (Thái Lan). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Với việc gia nhập ASEAN, lòng tin của Việt Nam với các nước và lòng tin của các nước đối với Việt Nam đã được nâng lên. Trong ảnh: Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đó có tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai (27-28/2/2019) tại Hà Nội. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Năm 1995, Việt Nam tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán ký kết Hiệp định ưu đãi thuế quan của ASEAN (CPT), tạo nền tảng quan trọng để lần lượt hội nhập sâu rộng vào 'sân chơi' FTA thế giới rộng hơn với nhiều FTA được ký, trong đó có FTA với EU hay Hiệp thương mại (BTA) với Mỹ năm 2000. Rõ ràng tham gia vào ASEAN là chúng ta tham gia vào sân tập trước khi ra sân chơi khác rộng lớn hơn. Trong ảnh: Chiều 30/6/2019, tại Hà Nội, Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) diễn ra với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Với vai trò Chủ tịch ASEAN và với tinh thần của chủ đề ASEAN 2020 là 'Gắn kết và chủ động thích ứng,' Việt Nam đã tích cực, chủ động dẫn dắt và điều phối các nỗ lực chung của ASEAN và hợp tác với các Đối tác nhằm kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan và giảm thiểu tác động kinh tế-xã hội của dịch bệnh COVID-19. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì Hội nghị trực tuyến Cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh COVID-19, sáng 14/4/2020, tại Hà Nội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Theo TTXVN/Vietnam+
https://www.vietnamplus.vn/25-nam-viet-nam-gia-nhap-asean-viet-nam-vung-buoc-tren-duong-hoi-nhap/652579.vnp