205
/
84606
Thủ tướng: Không đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội lấy kinh tế
thu-tuong-khong-doi-moi-truong-van-hoa-van-minh-xa-hoi-lay-kinh-te
news

Thủ tướng: Không đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội lấy kinh tế

Thứ 3, 31/12/2019 | 16:05:15
670 lượt xem

Cùng với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, Chính phủ sẽ quyết không đánh đổi văn hóa, văn minh của xã hội để lấy tăng trưởng kinh tế.

Sáng nay (31/12), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương. Đây là phiên cuối cùng của hội nghị sau 1 ngày rưỡi làm việc. Kết luận phiên họp, Nhắc lại thông điệp không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, tại hội nghị này, Thủ tướng mở rộng hơn thông điệp này là không đánh đổi môi trường, văn hóa và văn minh xã hội lấy kinh tế. Đó mới là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

thu tuong: khong doi moi truong, van hoa, van minh xa hoi lay kinh te hinh 1

Toàn cảnh Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là cuộc họp có quy mô lớn hơn các kỳ họp trước với sự tham dự của 15 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, 10 đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, 60 đồng chí bí thư tỉnh ủy và nhiều lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. Phiên họp đã thảo luận các vấn đề lớn và phong phú của đất nước.

Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến vào các dự thảo Nghị quyết 01, 02 và các báo cáo của Chính phủ, phân tích các vấn đề quan trọng của đất nước; tập trung nghiên cứu những vấn đề mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng đã nêu.

Kết thúc hội nghị, có 36 kiến nghị trực tiếp, 366 kiến nghị bằng văn bản. Thủ tướng cho rằng, đây là những thông tin cần thiết để Chính phủ xử lý các vấn đề đặt ra. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giao cho các bộ, ngành xử lý, giải quyết. Đặc biệt là đối với các dự thảo Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tổng hợp để ngay trong chiều mai (1/1/2020), Thủ tướng ký ban hành, làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện ngay từ đầu năm.

Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh kết quả đáng mừng của kinh tế xã hội đất nước năm qua, được Đảng, nhân dân ghi nhận. Nhắc lại đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là chúng ta đã có khát vọng phát triển, Thủ tướng cho rằng, đây là điều rất đáng mừng làm động phát triển đất nước. Nhiều địa phương, bộ ngành đã báo cáo những cách làm, mô hình tốt trong triển khai nhiệm vụ. Song, theo Thủ tướng, vẫn có những bộ, ngành chưa thực sự làm tốt nhiệm vụ, chưa thể hiện rõ khát vọng vươn lên. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành phải tự nhận thấy được mình đang ở đâu để khắc phục tồn tại, yếu kém để vươn lên.

"Ví dụ thông tin tại lễ cán đích xuất nhập khẩu đạt 500 tỷ USD cho thấy, dịch vụ logistic của chúng ta còn cao quá. Một quả xoài (xuất khấu), chi phí dịch vụ này tốn kém tới 50%, vậy chúng ta làm gì để khắc phục khâu yếu này. Các ngành các cấp phải xử lý việc này như thế nào? Hay câu chuyện năng lượng nói chung và điện cung cấp cho nền kinh tế, khả năng thiếu điện của Việt Nam thời gian tới là lớn, vậy biện pháp nào để chủ động trong vấn đề cung cấp điện. Chúng ta phát hiện vấn đề thì cách giải quyết vấn đề là gì, chứ không phải biết rồi, để đó, nói mãi. Vai trò của các bộ trưởng, các địa phương phải được phát huy, giải quyết cụ thể trong vấn đề bất cập này. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trên địa bàn của các đồng chí còn khó khăn vậy thì phải giải quyết như thế nào trong phạm vi của mình, như nguồn nhân lực, mặt bằng..."- Thủ tướng nói

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra một số bất cập phải quyết liệt giải quyết như giải ngân vốn đầu tư công; sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; ô nhiễm môi trường, nhất là không khí và rác thải; vấn đề ma túy, văn hóa ứng xử... Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải xắn tay vào việc, không được để tình trạng hết hết quý 1 tới mà vẫn quay lại nói câu chuyện của ngày 31/12 này.

Trước việc xuất hiện một số biểu hiện đạo đức, văn hóa xuống cấp, Thủ tướng chỉ đạo, phải mở rộng thông điệp: “Không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế” đó là “Không đánh đổi môi trường, văn hóa và văn minh xã hội lấy kinh tế”. Đây mới là một kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đích thực ở Việt Nam.

“Môi trường văn hóa bị ô nhiễm cũng độc hại không kém môi trường không khí. Nền tảng xã hội là bệ phóng, trụ đỡ cho  phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Cho nên chúng ta nhấn mạnh rất nhiều phát triển kinh tế là đúng, bởi người ta thường nói có thực mới vực được đạo, nhưng cấp ủy chính quyền, đoàn thể mặt trận cần quan tâm hơn đến môi trường  sống, môi trường văn hóa và văn minh xã hôi, cùng phát triển văn minh. Như vậy xã hội mới bền vững, người dân thấy yên tâm”- Thủ tướng nhấn mạnh 

thu tuong: khong doi moi truong, van hoa, van minh xa hoi lay kinh te hinh 2

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị.

Theo Thủ tướng, kinh tế phát triển nhưng phải đi liền với đạo đức xã hội tốt đẹp, truyền thống, bản sắc dân tộc được gìn giữ, hành vi ứng xử của mọi công dân phải văn minh và nhân văn. Ngoài ra, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải là môi trường tốt của việc hình thành nên những doanh nhân có tinh thần dân tộc, biết tôn trọng cội nguồn, tuân thủ pháp luật, hòa ý chí của mình vào khát vọng dân tộc về một Việt Nam độc lập, tự cường và thịnh vượng.

Do đó, Thủ tướng nêu rõ, “ý Đảng - lòng dân và tinh thần doanh nghiệp” cùng “kinh tế - xã hội và môi trường” đều là công thức “3 trong 1” của sự phát triển thịnh vượng và bền vững đất nước.

Đặt vấn đề như vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải giải quyết các tồn tại, yếu kém, nhất là tình trạng chậm chạp, thiếu trách nhiệm trong giải quyết nhiệm vụ. Đặc biệt là không chủ quan, thỏa mãn non. Đồng thời, Thủ tướng yêu Chính phủ cần tiếp tiếp thu 4 bài học, 5 nhiệm vụ mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nêu ra tại phiên họp sáng qua:

“Một là phải kế thừa và phát huy các thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử hơn 30 năm đổi mới và những kết quả toàn diện đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nếu đạt như này mà thỏa mãn non thì không bao giờ thành công. Bài học thứ hai rất quan trọng mà Bác Hồ đã dạy, hãy giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Cho nên tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Từ đó có tâm thế thực hiện tốt công việc mà Đảng, Nhà nước giao. Tôi thấy quyết tâm này còn thấp, trong một số cán bộ thì khí thế, trách nhiệm chưa cao. Phải tâm huyết mới sáng tạo được”- Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng nêu bài học thứ ba là tranh thủ sự đồng thuận, đồng lòng, ủng hộ, cổ vũ, động viên, góp ý kịp thời của cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin báo chí, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đồng tâm nhất chí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bài học thứ 4 rút ra từ thành quả hiện nay, đó là đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể trở thành lực lượng nòng cốt nâng cao năng lực nội sinh.

Làm sao đầu tư xã hội của chúng ta phải cao hơn, tốt hơn vừa qua, đấy chính là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Ta đã đạt 33% GDP (tổng vốn đầu tư xã hội) cũng là cao, nhưng sức dân lớn như vậy, kể cả đầu tư nước ngoài, trong nước. Trong khi đầu tư công có nhiều bất cập thì chúng ta phải huy động nguồn lực này. Chúng ta lo cho dân, vì dân, dựa vào nhân dân. Bài học này rất quan trọng cần nhân lên trong chỉ đạo điều hành. Thể chế chính sách phải phát huy được mặt mạnh này trong nhân dân. Còn nếu chỉ dựa vào vốn của Nhà nước là chưa đủ yêu cầu phát triển.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không ngừng đổi mới tư duy trong xây dựng cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó phải chỉ rõ việc sửa, bổ sung những điều nào trong luật nào, không được đổ lỗi chung chung do pháp luật. 

Thủ tướng cũng chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành, đẩy mạnh phân cấp gắn với trách nhiệm và kiểm soát quyền lực, nhất là đối với người đứng đầu, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm vi phạm.

Khơi dậy mạnh mẽ giá trị, văn hóa con người Việt Nam, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân để xây dựng đất nước vững mạnh, hùng cường. Cùng với đó là đề xuất một cơ chế trọng dụng, thu hút nhân tài, nhất là đối với các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh việc tiếp tục tinh giản biên chế, Thủ tướng nhấn mạnh cần tiết kiệm chi để nâng lương cho cán bộ, công chức vào năm 2021 theo đúng lộ trình quy định. Trong đó, các địa phương cần cân đối nguồn từ phần vượt thu được để lại để thực hiện lộ trình này.

Với tình hình quốc tế và khu vực phức tạp, Thủ tướng cũng yêu cầu từng bộ, ngành kịp thời hơn những vấn đề có tác động đến trong nước. Cùng với đó là làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 41, giữ vững độp lập, chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Lưu ý Tết Nguyên Đán đến gần, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đảm bảo hàng hóa cho Tết, chăm lo đến người nghèo, hộ gia đình khó khăn, gia đình chính sách. Bộ Công an phải chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo Tết diễn ra an toàn cho người dân. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các cấp bộ, ngành, địa phương phải nêu gương, không tranh thủ dịp Tết để cấp dưới biếu quà cấp trên, “không chạy ra Hà Nội để mang quà biếu, xe cộ ùn ùn đến nhà các lãnh đạo”./.

Theo Vũ Dũng/VOV.VN

https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-khong-doi-moi-truong-van-hoa-van-minh-xa-hoi-lay-kinh-te-995679.vov

  • Từ khóa

Quốc hội "chốt" chi hơn 122.000 tỉ đồng cho phát triển văn hoá

Kinh phí thực hiện chương trình phát triển văn hoá giai đoạn 2025 - 2030 được Quốc hội quyết nghị tối thiểu là 122.250 tỉ đồng
10:05 - 27/11/2024
45 lượt xem

Quốc hội chốt duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn mới quy định duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2% và sửa đổi, bổ sung các quy định làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công...
09:24 - 27/11/2024
65 lượt xem

Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025
20:16 - 26/11/2024
353 lượt xem

Quốc hội "chốt" áp thuế VAT 5% đối với phân bón

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, 407/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
20:14 - 26/11/2024
383 lượt xem

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị...
12:07 - 26/11/2024
549 lượt xem