205
/
81882
Điều kiện văn bằng, chứng chỉ quá nhiều: Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm
dieu-kien-van-bang-chung-chi-qua-nhieu-bo-noi-vu-nhan-khuyet-diem
news

Điều kiện văn bằng, chứng chỉ quá nhiều: Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm

Thứ 5, 07/11/2019 | 16:23:11
642 lượt xem

Liên quan đến việc để một quyết định hơn 20 năm không sửa, khiến thủ tục rườm rà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm và cam kết đến năm 2020 sẽ sửa, đảm bảo đúng theo quy định.

Khó bố trí cho hàng nghìn cán bộ công chức dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Dieu kien van bang, chung chi qua nhieu: Bo Noi vu nhan khuyet diem hinh anh 1Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân xin nhận khuyết điểm khi để một quyết định hơn 20 năm không sửa, khiến thủ tục rườm rà. Theo đó, Bộ trưởng cam kết đến năm 2020 sẽ sửa ngay và sẽ thực hiện quy trình bổ nhiệm thăng hạng xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định.

Văn bằng, chứng chỉ “rất phiền hà”

Phản ánh vấn đề được nhiều cử tri là công chức, viên chức quan tâm, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho biết hiện nay việc tổ chức thi xét nâng ngạch công chức, viên chức chưa được rõ ràng, minh bạch và còn tồn tại nhiều bất cập.

Cho rằng yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức, bà Phúc lý giải, thứ nhất nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ thủ tục nên đã đăng ký lớp học ngoại ngữ tin học với thời gian học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ tin học không thực chất.

Nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi thi học chứng chỉ thì không sử dụng đến. Mục đích có chứng chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch và gây tốn kém cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Trước băn khoăn nêu trên, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đặt câu hỏi vấn đề trên có hay không? Nếu có thì Bộ trưởng làm thế nào mới khắc phục được tính hình thức này? Có nên bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi tiến hành thi nâng ngạch công chức, viên chức hay không?

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thẳng thắn cho biết yêu cầu văn bằng, chứng chỉ nêu trên là “rất phiền hà.”

Theo Bộ trưởng, không chỉ riêng trong thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức, riêng quy định bổ nhiệm bây giờ cũng yêu cầu tới 7 bằng cấp tiêu chuẩn, điều kiện là quá nhiều. Nhưng vấn đề này không phải chỉ do mỗi Bộ Nội vụ đặt ra.

“Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính được ban hành từ năm 1993. Đến bây giờ là hai mươi mấy năm rồi thì cũng cần phải sửa,” ông nói.

Thẳn thắn xin nhận khuyết điểm khi để một quyết định hơn 20 năm không sửa khiến thủ tục rườm rà, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết với Quốc hội, đến năm 2020 sau khi Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, Bộ Nội vụ “sẽ sửa ngay và sẽ thực hiện quy trình bổ nhiệm thăng hạng xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định của Đảng không thêm bất cứ một hồ sơ thủ tục nào.”

Còn vấn đề kiểm soát chất lượng các văn bằng, chứng chỉ, ông Tân cho rằng có nhiều cách như thi tin học, ngoại ngữ trên máy tính; bài sát hạch bằng tiếng Anh không cần phải có văn bản.

“Sắp tới, Bộ sẽ áp dụng các phương pháp này để loại bớt thủ tục hành chính quá nhiều mà chúng ta làm hậu kiểm là chính chứ không bắt buộc phải cung cấp cung cấp văn bằng, chứng chỉ,” ông Tân cam kết.

Về yêu cầu trình độ tin học, ngoại ngữ đối với cán bộ, viên chức trong thời gian qua, Bộ trưởng Lê Vĩnh cho biết trong Nghị quyết 18, Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương đã nói rất rõ về tiêu chuẩn văn bằng ngoại ngữ là phù hợp với từng vị trí việc làm.

Bộ trưởng cho rằng tới đây vấn đề này cũng cần phải sửa nhằm thực hiện chủ trương của Nghị quyết 26 tức là phải có một số tỷ lệ nhất định làm việc trong môi trường quốc tế. Bộ Nội vụ kiến nghị từ cấp vụ trở lên phải đạt trình độ ngoại ngữ đủ tiêu chuẩn, điều kiện quốc tế.

Ông Tân cũng hứa với đại biểu Quốc hội, sau khi Luật Cán bộ, công chức ban hành sẽ xây dựng Nghị định mới với những quy định không còn là gánh nặng đối với cán bộ, công chức nữa. “Đó là vấn đề đi vào thực chất, đạt được trình độ hay không để áp dụng trong công việc chuyên môn của mình,” ông nhấn mạnh.

Dieu kien van bang, chung chi qua nhieu: Bo Noi vu nhan khuyet diem hinh anh 2Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thanh Hải chất vấn Bộ trưởng Lê Vinh Tân. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Phải sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập

Đề cập đến vấn đề điểm nghẽn lớn trong thực hiện tự chủ, theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang), xu thế tiến bộ chung là một giáo viên dạy số lượng học sinh càng ít, một nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe số lượng bệnh nhân càng ít thì chất lượng giáo dục, y tế sẽ càng được nâng lên.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết điều này gây khó khăn như thế nào trong điều kiện nước ta đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức, đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành giáo dục y tế? Bộ trưởng có giải pháp nào để khắc phục những khó khăn trong thời gian tới?

Ngoài ra, theo ông Hải, việc thực hiện chủ trương tự chủ của các đơn vị công lập như hiện nay vẫn còn nhiều điểm bất cập như quyền tự quyết của các đơn vị tự chủ, quyền tuyển dụng lao động, quyết định lương hay các vấn đề sử dụng các tài nguyên của đơn vị, tài sản công, liên kết với các đơn vị khác.

“Các bất cập này đã được các địa phương, đơn vị nhiều lần đề cập nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục,” ông Hải băn khoăn.

Nhấn mạnh đây là điểm nghẽn lớn trong việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng ta về  giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết đâu là nguyên nhân bất cập với vai trò của mình, Bộ trưởng giải quyết như thế nào?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về vấn đề trên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết tổng biên chế sự nghiệp của nước ta hiện nay là khoảng 1,8 triệu người, riêng giáo viên khoảng hơn 1,5 triệu người, chiếm tỷ lệ rất lớn.

Theo Bộ trưởng, phần lớn địa phương phản ánh số giáo viên hiện nay không đủ để đứng lớp, kể cả ngành y tế cũng không đủ nhân viên y tế trong các bệnh viện.

Để giải quyết những vấn đề như các đại biểu nêu, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và trình Bộ Chính trị. "Đến nay đã có kết luận và bước đầu giải quyết được 19 tỉnh," vị Bộ trưởng thông tin.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đã thông báo cho 63 tỉnh, thành phố thống kê lại tất cả lực lượng giáo viên còn thiếu và kể cả lực lượng y tế trong các cơ sở điều trị từ tuyến tỉnh trở xuống để báo cáo thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị theo đúng tinh thần “có người học phải có giáo viên đứng lớp, có người bệnh phải có nhân viên y tế để chăm sóc”./.

Theo Vietnam+

  • Từ khóa

Bỏ đề xuất người lao động bị sa thải, kỷ luật không được nhận bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự Luật Việc làm sửa đổi mới nhất đã bỏ đề xuất người lao động bị sa thải, kỷ luật không được nhận bảo hiểm thất nghiệp
19:56 - 11/01/2025
354 lượt xem

Quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi bền vững

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao VN đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và...
07:53 - 11/01/2025
616 lượt xem

Giảm hơn 3 triệu thanh niên vì già hóa dân số

Già hóa dân số khiến lực lượng thanh niên đã giảm từ hơn 23,4 triệu người năm 2018 còn hơn 20 triệu người (năm 2024).
20:28 - 10/01/2025
910 lượt xem

Thủ tướng Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 15-1, đánh dấu chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị...
14:27 - 10/01/2025
1,043 lượt xem

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính...
13:50 - 10/01/2025
1,048 lượt xem