205
/
81217
Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?
giam-hay-giu-nguyen-so-luong-pho-chu-tich-hdnd-tinh
news

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

Thứ 6, 25/10/2019 | 10:23:35
680 lượt xem

Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Sáng 25/10, tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

giam hay giu nguyen so luong pho chu tich hdnd tinh? hinh 1

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

Về việc giảm Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc cụ thể hóa chủ trương của Trung ương trong việc giảm số lượng cấp phó của HĐND. Tuy nhiên, giảm như thế nào, giảm ở cấp nào, cơ quan nào thì ý kiến còn khác nhau.

Đối với HĐND cấp huyện thì đa số ý kiến thống nhất. Đối với HĐND cấp tỉnh thì đa số ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên như Luật hiện hành (gồm 2 Phó Chủ tịch HĐND) hoặc đề nghị quy định số lượng cấp phó căn cứ vào phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Đối với việc giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh, nhiều ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ, nhưng cũng nhiều ý kiến đề nghị nên giữ nguyên như Luật hiện hành (gồm 2 Phó Trưởng ban) hoặc quy định mềm dẻo, linh hoạt hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện, đề nghị tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện xuống còn 1 người.

Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Phương án 1: Giữ nguyên quy định HĐND cấp tỉnh có 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách như tại Điều 18 và Điều 39 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.

Phương án 2: Quy định lãnh đạo HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, trường hợp Chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách. 

Về số lượng Phó trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Theo đó, phương án 1: quy định Ban của HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, nếu Trưởng ban là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách; nếu Trưởng ban là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách. Phương án 2: quy định HĐND cấp tỉnh có không quá 2 Phó Trưởng ban, trong đó có 1 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách.

Chủ trương hợp nhất 3 Văn phòng

Về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương, theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương nhằm thực hiện chủ trương hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội với Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND.  

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, chủ trương hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND cấp tỉnh thành một Văn phòng tham mưu, giúp việc chung đã được nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Hiện tại, đã có 12 địa phương thực hiện thí điểm, vì vậy, nếu Luật Tổ chức chính quyền địa phương không sửa các quy định liên quan đến bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương thì sẽ không tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, tổ chức lại 3 Văn phòng.

“Và như vậy, sau khi kết thúc việc thí điểm, để tổ chức, sắp xếp lại các Văn phòng khác với hiện nay thì Chính phủ lại phải trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật để quy định về vấn đề này” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, để dự liệu trước cho việc sắp xếp, tổ chức lại các Văn phòng sau khi thực hiện thí điểm, đề nghị cần sửa đổi các quy định có liên quan đến bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng: Sửa đổi, bổ sung Điều 127 để quy định khái quát về cơ quan, chức năng, nhiệm vụ. Còn tên gọi, mô hình, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và biên chế của bộ máy giúp việc chính quyền địa phương do Chính phủ quy định.

“Không quy định Chánh Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 39. Đồng thời, bỏ các quy định liên quan đến việc bầu, lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh này tại điểm a khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 83 và điểm a khoản 1 Điều 88” – Tổng Thư ký Quốc hội cho biết./.

Theo Kim Anh/VOV.VN

  • Từ khóa

Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025
20:16 - 26/11/2024
264 lượt xem

Quốc hội "chốt" áp thuế VAT 5% đối với phân bón

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, 407/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
20:14 - 26/11/2024
285 lượt xem

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị...
12:07 - 26/11/2024
465 lượt xem

Việt Nam, Bulgaria thúc đẩy thương mại hai chiều

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nằm trong nỗ lực đưa quan hệ với Việt Nam ngày càng thực chất và hiệu quả, với thương mại - đầu tư là trụ...
08:50 - 26/11/2024
563 lượt xem

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời...
19:28 - 25/11/2024
913 lượt xem