205
/
78511
Chính phủ điện tử: Làm chống chế, không thực chất thì… không ích gì!
chinh-phu-dien-tu-lam-chong-che-khong-thuc-chat-thi-khong-ich-gi
news

Chính phủ điện tử: Làm chống chế, không thực chất thì… không ích gì!

Thứ 5, 29/08/2019 | 12:14:54
795 lượt xem

Đại diện cơ quan thường trực Tổ công tác của Thủ tướng chỉ ra nhiều biểu hiện việc triển khai các nội dung xây dựng Chính phủ điện tử đang được làm một cách hình thức, chống chế, kiểu “cho xong” tại 8 tỉnh thành được kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ này. >>Chính phủ điện tử: Đừng để “tử” là... bó tay, chết ngắc!

>>  Chính phủ điện tử: Đừng để “tử” là... bó tay, chết ngắc!

>>  Cả tỉnh “không dám quyết mua một chiếc iPad”, sao làm được Chính phủ điện tử?

Không để nhiệm vụ nào không được hoàn thành

Chủ trì cuộc kiểm tra sáng nay 29/8 với 8 tỉnh, thành Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Phú Thọ, Hải Dương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử là xu thế tất yếu, là việc phải làm trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, quá trình chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước, mục tiêu hướng tới là giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, làm cho chính quyền năng động, hiệu quả hơn.

Theo đó, Chính phủ điện tử cần giải quyết  4 mối quan hệ: quan hệ Chính phủ với người dân, Chính phủ với doanh nghiệp, Chính phủ với các cơ quan của Chính phủ và Chính phủ với cán bộ công chức. Xử lý tốt các mối quan hệ bên trong Chính phủ là điều kiện nền tảng để giải quyết được các vấn đề trong quan hệ với người dân và doanh nghiệp.

Với nỗ lực trong hơn nửa nhiệm kỳ qua, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, các cơ quan đã làm được nhiều việc, xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục hành chính.

“Vừa qua, các Bộ, ngành, địa phương đã điều hành quyết liệt để cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh - những rào cản đối với việc gia nhập thị trường, mang lại những thay đổi tích cực với xã hội. Rõ ràng là chưa bao giờ chúng ta làm được như hiện nay” – ông Dũng khái quát.

Chính phủ điện tử: Làm chống chế, không thực chất thì… không ích gì! - 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì cuộc họp kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử với 8 tỉnh thành phía Bắc sáng 29/8.

Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng điểm lại một số dấu mốc. Tháng 3/2019, Chính phủ đã khai thông trục liên thông văn bản quốc gia, chấm dứt việc gửi nhận tài liệu, công văn giấy theo phương thức cũ. Tháng 6/2019, hệ thống họp trực tuyến E-cabinet chính thức vận hành, giúp giảm việc họp hành, dành thời gian cho các cơ quan thuộc khối chính quyền tập trung cho hoạt động điều hành… Theo đó, Chính phủ sẽ sớm tiến đến mô hình một Chính phủ phi giấy tờ.

Song song với xu thế này, các địa phương cũng triển khai mạnh mẽ các cải cách, đổi mới. Đã có nhiều thành phố thông minh, những chính quyền gọn nhẹ, năng động dần hình thành.

Thực hiện cuộc họp kiểm tra với 8 tỉnh, thành phía Bắc hôm nay, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu nguyên tắc: “Tổ công tác của Thủ tướng xác định không để nhiệm vụ nào không được hoàn thành, hơn nữa, phải hoàn thành với chất lượng và tiến độ đảm bảo”.

Tổ trưởng Tổ công tác nhận định, những kết quả đạt được dù đáng kể nhưng không thể nói không còn tồn tại bất cập. Ông Dũng dẫn chứng, phía Ban cơ yếu Chính phủ đã cấp chứng thư số tới đầy đủ các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhưng không ít địa phương vẫn chưa thực hiện việc ký số, chưa quán triệt gửi nhận văn bản trên hệ thống điện tử mà vẫn dùng văn bản giấy như bình thường, gây tốn kém, lãng phí.

Có dịch vụ mà người dân “quay lưng”, có chữ ký số mà vẫn in văn bản giấy

Minh chứng cho những nhận định này, báo cáo tổng hợp về tình hình triển khai Chính phủ điện tử của 8 địa phương là đối tượng kiểm tra của Tổ công tác, Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính, cơ quan thường trực Tổ công tác Ngô Hải Phan cho biết, đến nay 5/8 địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương) chưa ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử. Hải Phòng ban hành quy chế từ năm 2016 nhưng cũng chưa sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới tại Quyết định số 28 của Thủ tướng.

Tỷ lệ văn bản ký số trên tổng số văn bản điện tử gửi đến Văn phòng Chính phủ từ ngày trục liên thông văn bản quốc gia vận hành đến ngày 20/8/2019 của một số địa phương chưa cao, như Vĩnh Phúc 17,9%, Hải Dương 35,5%.

Thể thức ký số của 6/8 địa phương (Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Thọ) chưa tuân thủ quy định.

Nhiều địa phương chưa áp dụng đầy đủ chữ ký số cá nhân trong xử lý văn bản điện tử. Cục trưởng Ngô Hải Phan cảnh báo, điều này sẽ phát sinh công việc cho đội ngũ văn thư khi phải thực hiện thêm các bước scan văn bản ký trực tiếp, đưa vào hệ thống sau đó mới thực hiện ký số tổ chức và phát hành.

Vấn đề giải quyết TTHC trực tuyến, báo cáo của cơ quan thường trực Tổ công tác cho biết, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn còn chậm triển khai. Tình trạng nhiều hồ sơ giải quyết TTHC quá thời hạn quy định như Hải Phòng trong 6 tháng đầu năm xử lý quá hạn 67 hồ sơ TTHC chủ yếu thuộc các lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội, tư pháp, tài nguyên môi trường…

Việc rà soát, đánh giá TTHC phục vụ yêu cầu xem xét sử đổi, bổ sung quy định TTHC tại các văn bản quy phạm pháp luật chưa được các sở, ngành quan tâm đề xuất, thực hiện. Các phương án đơn giản hoá TTHC hầu hết chỉ cắt giảm thời gian thực hiện một cách cơ học, chưa gắn với việc đổi mới quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực thực hiện của công chức.

Cục trưởng Ngô Hải Phan nêu một số con số, Hải Dương đã cung cấp hơn 1.700 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 118 dịch vụ ở mức độ 4 (gửi nhận qua mạng, người nộp, gửi hồ sơ không gặp, tiếp xúc trực tiếp với cán bộ công chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục) nhưng thực tế, qua đánh giá, các dịch vụ này trên cổng dịch vụ công của tỉnh không đáp ứng được yêu cầu triển khai. Số hồ sơ trực tuyến phát sinh còn rất thấp, thậm chí có địa phương như Bắc Ninh không có hồ sơ nào được ghi nhận trên hệ thống.

Ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh, cần khắc phục tình trạng các địa phương cứ tung ra, cung ứng các dịch vụ công trực tuyến một cách tràn lan, áp dụng tới hàng nghìn dịch vụ nhưng không phục vụ thiết thực người dân, doanh nghiệp.

“Kinh nghiệm là phải lấy người dùng làm trung tâm, tức dịch vụ công trước khi đưa lên hệ thống trực tuyến cần phải đưa ra lấy ý kiến người dân, tán thành thì mới triển khai chứ nếu chủ quan, duy ý chí, cho rằng làm như vậy tốt rồi, cứ bung ra thì thực tế là dù có thủ tục thật nhưng người dân vẫn không dùng” - Cục trưởng Phan nói.

Đại diện cơ quan thường trực Tổ công tác cũng phân tích: “Về bản chất, việc ký số điện tử chỉ hiệu quả khi chính quyền phải xử lý được hồ sơ trên môi trường điện tử. Thực tế hiện nay, quy trình tại hầu hết các cơ quan vẫn là in văn bản giấy, đưa lãnh đạo ký xong rồi mới scan văn bản, chuyển sang dạng số rồi mới qua mạng chứ không ký số gì hết. Đó là cách làm chống chế, không thực chất thì cũng không ích gì”.

Theo P.Thảo/Dân trí

  • Từ khóa

Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025
20:16 - 26/11/2024
175 lượt xem

Quốc hội "chốt" áp thuế VAT 5% đối với phân bón

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, 407/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
20:14 - 26/11/2024
182 lượt xem

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị...
12:07 - 26/11/2024
361 lượt xem

Việt Nam, Bulgaria thúc đẩy thương mại hai chiều

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nằm trong nỗ lực đưa quan hệ với Việt Nam ngày càng thực chất và hiệu quả, với thương mại - đầu tư là trụ...
08:50 - 26/11/2024
448 lượt xem

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời...
19:28 - 25/11/2024
808 lượt xem