205
/
77745
“Ngân sách như sông cạn nhưng các quỹ như ao, hồ vẫn giữ nước“
ngan-sach-nhu-song-can-nhung-cac-quy-nhu-ao-ho-van-giu-nuoc
news

“Ngân sách như sông cạn nhưng các quỹ như ao, hồ vẫn giữ nước“

Thứ 3, 13/08/2019 | 19:18:32
808 lượt xem

Chủ tịch Quốc hội dẫn hình ảnh này và cho rằng cần rà soát, có lộ trình sắp xếp các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước.

Chiều 13/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2018.

Cần chấn chỉnh

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao báo cáo của Đoàn giám sát khi thể hiện cụ thể, xác định rõ địa chỉ, phân tích những mặt được và hạn chế của các quỹ rồi từ đó có những kiến nghị rất rõ ràng.

“Chúng ta biết nó tồn tại, biết nó rất nhiều và hoạt động rất khác nhau nhưng đây là lần đầu tiên có báo cáo khá đầy đủ về tình hình. Qua giám sát thấy cơ sở pháp lý hình thành các quỹ là khác nhau, có cái do luật, có quỹ do Nghị định của Chính phủ hay quyết định của Thủ tướng, có quỹ từ thông báo ý kiến của Thủ tướng là được thành lập, có quỹ do Thông tư của Bộ, quyết định quy chế của Liên hiệp hội, hiệp hội... Rõ ràng cái này phải chấn chỉnh, phải có cơ sở pháp lý thống nhất" - bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

de nghi bai bo quy bao tri duong bo, quy phong chong chong thien tai hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Quochoi.vn

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng có quá nhiều quỹ, làm phân tán nguồn lực Nhà nước và ví hình ảnh ngân sách nhà nước như dòng sông cạn nước nhưng các quỹ như hồ lớn hồ nhỏ xung quanh vẫn còn giữ nước lại.

Chủ tịch Quốc hội cũng thống nhất việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết đánh giá thực trạng ở các quỹ và yêu cầu Chính phủ rà soát, xây dựng lộ trình, kế hoạch sắp xếp.

"Nghị quyết mang tính định hướng chung, những quỹ nào hoạt động không rõ mục đích, không hiệu quả hoặc không hoạt động, thu nhiều nhưng chi rất ít, để tồn kết dư quỹ rất lớn thì xem xét lại. Còn quỹ nào hoạt động hiệu quả, đúng tôn chỉ mục đích thì tiếp tục cho tồn tại” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Báo cáo làm rõ thêm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thời gian qua Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn giám sát và những định hướng sắp xếp được nêu ra cũng rất phù hợp với báo cáo của Chính phủ.

Theo thống kê hiện có 48 quỹ, trong đó có 28 quỹ ở trung ương và địa phương là 20, phần lớn được thành lập trước khi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 có hiệu lực thi hành. Nhìn chung việc ra đời các quỹ là cần thiết, góp phần tích cực trong huy động, phân bổ nguồn lực xã hội,... Tuy nhiên, việc quản lý các quỹ này còn những hạn chế.

"Chúng tôi nhất trí với kiến nghị của Đoàn giám sát về mục tiêu, nguyên tắc và các vấn đề cụ thể. Trong quá trình xử lý, Chính phủ sẽ có lộ tình, kế hoạch báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội" - ông Đinh Tiến Dũng nói.

Đề nghị bãi bỏ, sáp nhập nhiều quỹ

Trình bày báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Uỷ ban TC-NS Nguyễn Đức Hải cho biết, đối với các Quỹ về an sinh xã hội (Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp), Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội và các Nghị quyết của Trung ương về chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, mở rộng đối tượng tham gia.

Đoàn giám sát cũng đề nghị nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền để bãi bỏ ngay đối với 6 quỹ: Bảo trì đường bộ ở trung ương và ở địa phương; Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp; Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế; Quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Hỗ trợ việc làm ngoài nước; Phòng chống chống thiên tai.

Đoàn giám sát cũng đề nghị nghiên cứu xác định rõ lộ trình bãi bỏ đối với 3 quỹ: Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

de nghi bai bo quy bao tri duong bo, quy phong chong chong thien tai hinh 2

Chủ nhiệm Uỷ ban TC-NS Nguyễn Đức Hải. Ảnh: Quochoi.vn

Ngoài ra, Đoàn giám sát cũng đề nghị thực hiện việc sáp nhập đối với các Quỹ trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, đối tượng phục vụ hoặc trùng lặp về đối tượng hoặc trùng với nhiệm vụ chi của NSNN và thực hiện cơ cấu lại hoạt động đối với các quỹ như Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia, Một số Quỹ tài chính khác ở địa phương, như: Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Quỹ hỗ trợ nông dân; Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ hỗ trợ phát triển đất; Quỹ bảo lãnh tín dụng….

Ngoài ra, đề nghị thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động các Quỹ, xem xét, sáp nhập để giảm đầu mối Quỹ, giảm chi phí quản lý, tập trung nguồn lực tài chính để hình thành các định chế tài chính mạnh ở địa phương, có bộ máy quản lý chuyên trách đủ năng lực, phát huy vai trò và hiệu quả của các Quỹ....

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với một số kiến nghị của Đoàn giám sát; ban hành nghị quyết để tăng cường quản lý và đề xuất một số hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý các quỹ.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ trên cơ sở báo cáo giám sát rà soát lại tất cả các quỹ, đánh giá tác động hiệu quả từng quỹ và báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sắp xếp lại các quỹ theo thẩm quyền; cơ cấu lại các quỹ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ ngành, địa phương; cương quyết loại bỏ quỹ có tên nhưng không quan trọng, kém hiệu quả và không cần thiết.

“Thường vụ Quốc hội không chỉ ra loại bỏ quỹ nào mà giao Chính phủ trên cơ sở đánh giá, báo cáo sắp xếp. Giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng luật nếu cần thiết để thống nhât quản lý các quỹ; phân công bộ máy quản lý nhà nước; tăng cường thanh kiểm tra, giám sát các quỹ, xử lý nghiêm sai phạm...” – ông Phùng Quốc Hiển nhấn cho biết và nhấn mạnh tiến tới giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách đối với các quỹ, cương quyết không thành lập quỹ mới./.

Theo Ngọc Thành/VOV.VN

  • Từ khóa

Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025
20:16 - 26/11/2024
133 lượt xem

Quốc hội "chốt" áp thuế VAT 5% đối với phân bón

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, 407/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
20:14 - 26/11/2024
136 lượt xem

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị...
12:07 - 26/11/2024
314 lượt xem

Việt Nam, Bulgaria thúc đẩy thương mại hai chiều

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nằm trong nỗ lực đưa quan hệ với Việt Nam ngày càng thực chất và hiệu quả, với thương mại - đầu tư là trụ...
08:50 - 26/11/2024
404 lượt xem

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời...
19:28 - 25/11/2024
754 lượt xem