205
/
66575
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng
tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-va-nhiet-luong-cho-cuoc-chien-chong-tham-nhung
news

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng

Thứ 4, 24/10/2018 | 09:10:50
2,382 lượt xem

Hai nhiệm kỳ liên tiếp trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn tâm sức cho cuộc chiến chống nạn tham nhũng. Đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước trong thời điểm lịch sử, Tổng Bí thư quyết tâm tạo chuyển biến mới, quyết liệt hơn trên mặt trận này.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 1.

Trên cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng bước chuẩn bị cho việc tuyên chiến quyết liệt với tệ tham nhũng.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 2.

Tổng Bí thư ký quyết định tái lập Ban Nội chính Trung ương. (Nhiệm vụ: đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng chống tham nhũng cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án; Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng giao).


Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 3.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng thay cho mô hình Thủ tướng Chính phủ đảm đương công việc này. Trưởng Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.


Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 4.

Ông chỉ đạo tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng, đề ra kế hoạch cụ thể 5 năm thực hiện nhiệm vụ này.


Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 5.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 6.

Ngay sau Đại hội XII (tháng 1/2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm đẩy lùi tham nhũng và kiên quyết, nghiêm minh với cả lãnh đạo cao cấp của Đảng.

Năm 2016, Tổng Bí thư chỉ đạo xử lý vụ Trịnh Xuân Thanh. Hai kỳ tiếp xúc cử tri trong năm 2016, ông đều khẳng định “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh” khi đối tượng trốn ra nước ngoài vì đây là mắt xích quan trọng trong vấn đề quản lý cán bộ tại Bộ Công Thương, trong vụ án tại PVC… 

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình (Hà Nội) tháng 6/2016, Tổng Bí thư nhận định: “Trịnh Xuân Thanh chỉ là một vụ nhưng đủ thấy sự phức tạp của tình hình vì liên quan nhiều thứ, nhiều người lắm”.

Trong năm, một loạt Đảng viên nhận kỷ luật nghiêm khắc, dù đó từng là những cán bộ cấp cao, đã nghỉ hưu: cựu uỷ viên TƯ Đảng - Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, nguyên uỷ viên TƯ Đảng - Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang… Lần đầu tiên một cựu Bộ trưởng đã “hạ cánh” như ông Vũ Huy Hoàng cũng không thể thở phào, “qua tội”. Ông bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng, bị xoá bỏ tư cách “nguyên Bộ trưởng”.

Năm 2017, Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng yêu cầu xét xử công minh vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại PVC, vụ góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Oceanbank. Tổng Bí thư nhấn mạnh "phải tập trung làm cho bằng được".

Cơ quan cao nhất của Đảng đã thi hành kỷ luật với Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ TPHCM Đinh La Thăng vì những sai phạm xảy ra trong thời kỳ làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí VN; kỷ luật Uỷ viên TƯ  Đảng - Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam – nguyên uỷ viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư  tỉnh uỷ Hà Tĩnh Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh…

Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tháng 2/2017, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người".

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 7.

Năm 2018, dưới sự đôn đốc của Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã giải quyết dứt điểm một loạt đại án: hoàn thành xét xử vụ PVN góp vốn vào Oceanbank, kết luận vụ AVG, xét xử vụ Vũ "nhôm", Út "trọc"; kết thúc quá trình điều tra vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ liên quan các Tướng công an…

Tiếp tục nhiều cán bộ cấp cao phải nhận kỷ luật. TƯ Đảng thi hành kỷ luật nguyên Uỷ viên TƯ Đảng - nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son; kỷ luật Uỷ viên TƯ Đảng - Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn.

Dự hội nghị Chính phủ với các địa phương đầu năm, Tổng Bí thư khái quát: "Các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được làm rất kiên quyết, nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kể cả đối với cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, cán bộ đương chức và cán bộ đã nghỉ hưu". Việc xử lý cán bộ tiêu cực, vi phạm thực sự là "không có vùng cấm", việc thanh lọc bộ máy được đánh giá như việc "tắm rửa từ đầu xuống".

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 8.

Từ đầu nhiệm kỳ khoá XII tới nay, 56 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó có 1 uỷ viên Bộ Chính trị; 10 ủy viên hoặc nguyên ủy viên Trung ương Đảng là các Bộ trưởng, Bí thư thành uỷ, tỉnh uỷ; 7 lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty;  5 Thứ trưởng; 17 Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiều tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang…

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 9.

Trong nhiều năm liên tục, báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng hàng năm của Chính phủ đều nhắc đi nhắc lại nhận định, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp với tham nhũng trong khu vực công còn nghiêm trọng, phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi. Cho tới năm 2016, nhận định bắt đầu có sự thay đổi, tham nhũng không còn được xác định là "nghiêm trọng".

Tuy vậy, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ , Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an vẫn thừa nhận: "Chưa dám nói tội phạm tham nhũng giảm". Nhưng tới năm 2018, báo cáo của Chính phủ đã mang màu sắc khả quan: "Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm".

Khái quát kết quả 5 năm, từ hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng năm 2014 tới hội nghị toàn quốc tổ chức tháng 8/2018 vừa qua, Trưởng Ban Nội chính TƯ Phan Đình Trạc cũng nhấn mạnh: "Công tác phòng, chống tham nhũng đã có một bước tiến mạnh, đột phá, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt; tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, "có chiều hướng thuyên giảm".

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 10.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 11.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 12.

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức ngày 23/10/2018.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 13.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và nhiệt lượng cho cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh 14.


Theo Phương Thảo/Dân trí

Đồ họa: Ngọc Diệp

  • Từ khóa

Tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng để thực sự là hạt nhân trí tuệ, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước

Để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, trong cuộc trao đổi...
08:38 - 29/11/2024
42 lượt xem

Quốc vương Campuchia: Việt Nam và Campuchia là quan hệ anh em, bạn bè lâu đời

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni nhấn mạnh Campuchia có quyết tâm cao để tiếp tục vun đắp mối quan hệ này và xúc động vì sự đón tiếp của Việt...
07:09 - 29/11/2024
75 lượt xem

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 28.11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
17:19 - 28/11/2024
389 lượt xem

Bí thư Quảng Trị Lê Quang Tùng làm Tổng thư ký Quốc hội

Với 453 đại biểu tán thành (bằng 94,57% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng làm ủy viên Ủy ban...
18:16 - 28/11/2024
397 lượt xem

Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Chiều ngày 28/11, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng.
18:14 - 28/11/2024
396 lượt xem