205
/
58752
Tổ tư vấn cải cách thủ tục hành chính và “đặt hàng” của Thủ tướng
to-tu-van-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-va-dat-hang-cua-thu-tuong
news

Tổ tư vấn cải cách thủ tục hành chính và “đặt hàng” của Thủ tướng

Thứ 6, 09/03/2018 | 14:50:42
407 lượt xem

Chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính sáng 9/3, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ tư vấn nêu những yêu cầu “đặt hàng” của Thủ tướng với việc cải cách…

“Có bộ, ngành không biết mình có bao nhiêu thủ tục”

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2018 là cắt giảm 50% thủ tục hành chính, 25% báo cáo không cần thiết, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính phải “xúm tay” vào.

“Phải làm sao để biết cắt cái gì, cắt ở đâu. Cần phải đánh giá, lượng hóa được mỗi bộ có bao nhiêu thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để bỏ và cắt giảm”, Bộ trưởng lưu ý.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cắt giảm thủ tục hành chính chính là dư địa quan trọng cho tăng trưởng, chứ không phải chỉ rót vốn, đổ tiền.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Cắt giảm thủ tục hành chính chính là dư địa quan trọng cho tăng trưởng, chứ không phải chỉ rót vốn, đổ tiền".

Đồng thời, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng yêu cầu: “Không thể giảm số lượng thủ tục hành chính theo kiểu “biến tướng” 3 thành 1, tức là gộp 3 thủ tục thành 1 rồi nói là đã giảm được 2, cũng không được biến tướng các thủ tục thành câu chữ không lượng hóa được. Không dùng kiểu nói “đảm bảo tốt, đảm bảo đẹp, đảm bảo sạch… để tạo ra kẽ hở cho cán bộ thi hành công vụ”.

“Ví dụ cơ quan hải quan đã kiểm tra xác xuất 5% rất nghiêm túc, theo phương pháp quản lý rủi ro, hậu kiểm, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp rồi thì số lượng thực phẩm còn lại không phải kiểm tra nữa, không cần làm thủ tục ở các bộ, ngành liên quan khác. Cắt là cắt chỗ đó. Vừa rồi chúng ta làm rất quyết liệt như vậy”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.

Theo Bộ trưởng, năm 2017 đã cắt giảm được 5.000 thủ tục hành chính, nhưng đó là điều không đơn giản. “Có những Bộ, ngành cũng không biết hết được thủ tục hành chính của mình có bao nhiêu. Vì vậy, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính chính là tao dư địa cho quan trọng cho tăng trưởng”, Bộ trưởng khẳng định.

Báo cáo của cơ quan thường trực Tổ tư vấn do Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ Ngô Hải Phan cho thấy, Trong 2017, Hội đồng đã chuẩn bị tốt nội dung phục vụ buổi làm việc của Thủ tướng với các thành viên Hội đồng (26 người, trong đó có 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch hội đồng). Hội đồng ra mắt Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân vào tháng 10/2017.

Nhằm hiện thực hoá quyết tâm cảu cách thủ tục hành chính, Hội đồng đã tổ chức 5 hội nghị đối thoại với đại diện hàng nghìn doanh nghiệp trong nước, gần 1.000 doanh nghiệp Châu Âu, hơn 300 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam để tiếp nhận 23 nhóm vấn đề với gần 100 phản ánh, kiến nghị.

Kết quả cụ thể, Văn phòng Chính phủ đã tiếp nhận 17 vấn đề của Hiệp hội Dệt may, đã nhận được văn bản trả lời của 7/9 bộ, cơ quan liên quan tới 15/17 kiến nghị này. Trong đó, 10 kiến nghị đã được các bộ, cơ quan nhất trí nghiên cứu, xử lý.

Ban nghiên cứu kinh tế tư nhân kiến nghị 21 vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, khởi nghiệp, đầu tư tài chính, du lịch và những khó khăn của các doanh nhân trẻ trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Văn phòng Chính phủ đã nhận được trả lời của 7/10 bộ, cơ quan liên quan đến 20 kiến nghị. 15 kiến nghị trong số đó được các bộ cơ quan nhất trí nghiên cứu, xử lý.

Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị 21 vấn đề, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam kiến nghị 4 nhóm vấn đề… cũng đều được xem xét, giải quyết.

Hướng tới mục tiêu cải cách để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, ông Ngô Hải Phan nhắc tới đề xuất việc áp dụng hệ thống bảo lãnh thông quan tại Việt Nam, đề xuất một số biện pháp cắt giảm mức phí, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng đề xuất và được Thủ tướng đồng ý về chủ trương liên quan đến việc cải cách cơ chế chính sách, thủ tục trong đầu tư dự án công nghệ thông tin, chính sách thị thực để phát triển du lịch, giải pháp cổ phần hoá DNNN, giải pháp huy động vốn dài hạn hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cắt giảm chi phí logistics bằng giải pháp tái quy hoạch logistics bằng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam… Đây cũng là những trọng tâm hoạt động được xác định cho năm 2018.

Tổ trưởng Tổ Tư vấn cho biết, hiện Thủ tướng rất quan tâm đến vấn đề chuỗi logistics vì chi phí trong khâu này rất lớn, nhất là trong việc vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi. Thủ tướng cũng quan tâm đến thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, từ khâu cấp chứng nhận đầu tư tới cấp phép xây dựng…

Siết môi trường, mọi vận động sẽ dừng lại?

Đại diện VASEP phát biểu tại hội nghị

Đại diện VASEP phát biểu tại hội nghị

Ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, cắt giảm thủ tục hành chính chính là dư địa quan trọng cho tăng trưởng, chứ không phải chỉ rót vốn, đổ nguồn lực vào là làm ra tăng trưởng.

Tán thành quan điểm này, đại diện Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Hoàng Nam khẳng định cái DN cần cho phát triển đúng là cải cách thủ tục hành chính chứ không phải là được cho tiền.

Ông Nam nêu một vướng mắc về chính sách hiện nay với ngành là quy định về môi trường. Dù các DN trong lĩnh vực đã rất nỗ lực nhưng vẫn bị phạt nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật chỉ vì một chỉ tiêu về hàm lượng phốt pho trong nước thải từ khâu sơ chế, rửa tôm, cá mới được đưa thêm vào như một điều kiện kinh doanh.

“Chúng tôi tự ý thức và quán triệt chủ trương quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng nhưng nếu thái quá thì mọi việc sẽ bị dừng lại” – ông Nam đề nghị Chính phủ có sự điều chỉnh, áp dụng quy định như vẫn làm trước nay.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Bùi Văn Quân cũng phân trần, vấn đề môi trường và phát triển kinh tế hiện là một trong những nút thắt với nhiều DN hiện nay. Đồng tỉnh với định hướng nhưng ông Quân cũng mong các tiêu chí đưa ra có sự lượng hóa rõ ràng, hợp lý để không gây cản trở với hoạt động chung.

Theo P.Thảo/Dân trí

  • Từ khóa

'Sự sống nảy mầm từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sáng 22.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại nhà bia tưởng niệm và dự khánh thành khu tái thiết thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (H.Bảo Yên),...
09:06 - 23/12/2024
126 lượt xem

Thủ tướng: Lào Cai cần tăng trưởng trên 10%, tập trung triển khai các dự án hạ tầng chiến lược

Chiều tối 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, đánh...
07:03 - 23/12/2024
146 lượt xem

Triển lãm Quốc phòng 2024: Ký kết 16 hợp đồng tổng giá trị 286 triệu USD

Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị 286,3 triệu USD
07:55 - 23/12/2024
147 lượt xem

Bộ Công an là cơ quan T.Ư về chuyển giao người chấp hành án tù

Dự thảo luật quy định Bộ Công an là cơ quan T.Ư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt...
20:20 - 22/12/2024
423 lượt xem

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí...
07:19 - 22/12/2024
739 lượt xem