205
/
162937
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng bí thư đầu tiên của Đảng
long-trong-ky-niem-120-nam-ngay-sinh-co-tong-bi-thu-dau-tien-cua-dang
news

Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng bí thư đầu tiên của Đảng

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:13:57
1,969 lượt xem

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú từ khi giác ngộ lý tưởng đến khi giữ cương vị Tổng bí thư của Đảng chỉ gần 10 năm, nhưng đã đóng góp to lớn, để lại di sản vô cùng quý báu, với những bài học sâu sắc cho Đảng và sự nghiệp cách mạng.

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư Trần Phú - Ảnh: H.A.

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư Trần Phú - Ảnh: H.A.

Đó là phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng tại lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư Trần Phú (1-5-1904 - 1-5-2024) được tổ chức long trọng vào sáng 17-4 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.

Buổi lễ kỷ niệm có sự tham dự của bà Trương Thị Mai - thường trực Ban Bí thư, trưởng Ban Tổ chức Trung ương; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; ông Trần Hồng Hà - phó thủ tướng Chính phủ; cùng lãnh đạo bộ, ban, ngành trung ương, lãnh đạo một số tỉnh thành, các nhà khoa học, thân nhân cố Tổng bí thư Trần Phú…

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Trung Dũng đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của cố Tổng bí thư Trần Phú, khẳng định trên cương vị là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng xuất bản báo Cờ Vô Sản - cơ quan ngôn luận của Đảng; Tạp chí Cộng Sản - cơ quan lý luận của Đảng; chỉ đạo lập Hội Phản đế đồng minh, chỉnh đốn Nông hội đỏ, chống chính sách khủng bố trắng... Từ đó, khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân trong cả nước bùng lên mạnh mẽ.

Tổ chức Nông hội đỏ phát triển nhanh chóng, đội ngũ hội viên tăng nhanh. Tại nhiều tỉnh thành đã liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình, bãi công của công nhân, nông dân, tạo ra cao trào cách mạng 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh phát biểu tại lễ kỷ niệm - Ảnh: H.A.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh phát biểu tại lễ kỷ niệm - Ảnh: H.A.

Luận cương Chính trị năm 1930 do đồng chí Trần Phú khởi thảo và các văn kiện của Đảng trong thời kỳ đồng chí làm Tổng bí thư là những văn kiện vô giá, góp phần hình thành đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Đây cũng là kết quả của sự nỗ lực tìm tòi, vận dụng đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa theo con đường cách mạng vô sản.

Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong công cuộc đổi mới, được sự quan tâm của trung ương, hợp tác của các tỉnh, thành phố và nước bạn Lào, các tổ chức quốc tế, Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh đã giành kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Từ một tỉnh nghèo, đến nay nhiều chỉ tiêu thuộc nhóm khá của cả nước.

Hà Tĩnh đến nay là địa phương có kinh tế tăng trưởng cao; quy mô nền kinh tế xếp thứ 30; thu ngân sách xếp thứ 18 cả nước; thu hút đầu tư đạt kết quả khá; một số sản phẩm công nghiệp chủ lực như thép chiếm 17,5%, điện chiếm 3% sản lượng cả nước.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, đến nay toàn tỉnh có 100% xã, 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Cố Tổng bí thư Trần Phú sinh ngày 1-5-1904, nguyên quán xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), ông sinh ra trong một nhà nho ở vùng đất học giàu truyền thống. Cha mẹ mất sớm nhưng ông vẫn kiên trì theo học, đỗ đầu kỳ Thành Chung tại Huế năm 1922.

Ông tham hoạt động cách mạng từ sớm, là người khởi thảo Luận cương Chính trị vào năm 1930. Tháng 10 cùng năm ông được bầu làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931).

Tháng 4-1931, ông bị địch bắt và tra tấn cực hình nhưng một mực vẫn trung thành với Đảng và cách mạng. Cố Tổng bí thư Trần Phú mất ngày 6-9-1931 tại nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn), ông để lại câu nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Theo Lê Minh/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/long-trong-ky-niem-120-nam-ngay-sinh-co-tong-bi-thu-dau-tien-cua-dang-20240417105915133.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm vào ngày nghỉ lễ

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc...
11:47 - 29/04/2024
412 lượt xem

Thủ tướng cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và một đoạn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (từ Diễn Châu đến quốc lộ 46B) chính thức khánh thành, giúp người dân từ TPHCM và Hà...
19:08 - 28/04/2024
856 lượt xem

Thêm nhiều điểm cháy trên núi Cô Tô, 300 người được huy động dập lửa

Các đám cháy nhỏ trên núi Cô Tô sáng 28/4 là "tàn dư" của đám cháy lớn ngày 26/4. Do nắng nóng, gió lớn cộng thêm địa hình núi có nhiều hốc đá ủ khói nên...
10:29 - 28/04/2024
1,104 lượt xem

Nghệ thuật phân tán địch trên chiến trường Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có nghệ thuật phân tán địch trên các chiến...
09:16 - 28/04/2024
1,131 lượt xem

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương khóa XIII, Chủ tịch Quốc...
15:22 - 27/04/2024
1,665 lượt xem