205
/
151957
Chủ tịch Quốc hội: Vẫn cần một bộ sách giáo khoa của Nhà nước
chu-tich-quoc-hoi-van-can-mot-bo-sach-giao-khoa-cua-nha-nuoc
news

Chủ tịch Quốc hội: Vẫn cần một bộ sách giáo khoa của Nhà nước

Thứ 2, 14/08/2023 | 20:00:42
1,923 lượt xem

Đáp lại đề nghị bỏ yêu cầu Bộ GD-ĐT phải biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng vẫn cần một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Phát biểu tại phiên giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa chiều 14.8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa.

Chủ tịch Quốc hội: Vẫn cần một bộ sách giáo khoa của Nhà nước - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên giám sát chiều 14.8. GIA HÂN

"Ta phải nhìn nhận, đánh giá kỹ hơn vấn đề này. Kinh nghiệm quốc tế tới đâu mà ta thực hiện như thế", Chủ tịch Quốc hội nói.

Với vai trò của sách giáo khoa, Chủ tịch Quốc hội không đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng sách giáo khoa chỉ là học liệu.

"Chương trình chỉ là khung, còn nội dung giáo dục phải được thể hiện trong sách giáo khoa. Không thể nói sách giáo khoa là không quan trọng, rồi người dạy muốn dạy gì thì dạy được. Chúng ta nhận xét sách giáo khoa chỉ là học liệu đơn thuần thì không phải", Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Chủ tịch Quốc hội cũng dẫn chứng số liệu của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Đoàn giám sát) cho thấy, dù có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau song rất nhiều địa phương chỉ chọn một bộ sách.

"Ngày xưa, cả nước chỉ dùng một bộ sách giáo khoa. Ngay Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngồi đây chỉ học một bộ sách giáo khoa nhưng nay là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị quyết 122 năm 2020 (kỳ họp 9 Quốc hội khóa XIV) của Quốc hội chỉ là "giải pháp tình thế" chứ không phủ nhận Nghị quyết 88 về việc giao cho Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước. "Không có văn bản nào khẳng định việc này", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ đồng tình với kiến nghị của Đoàn giám sát, cho rằng cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 88 về việc biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

"Nếu thấy cần điều chỉnh Nghị quyết 88 thì Chính phủ phải báo cáo Quốc hội vấn đề này chứ Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền này. Nếu Chính phủ thấy Nghị quyết 88 không phù hợp thì báo cáo Quốc hội, nêu rõ lý do tại sao không biên soạn một bộ sách giáo khoa và lý do bây giờ không biên soạn bộ sách giáo khoa của Nhà nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho hay, tại phiên họp lần trước, Ủy ban Thường vụ cơ bản tán thành với Đoàn giám sát về vấn đề này.

Chưa đảm bảo trách nhiệm của Nhà nước

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát, cho biết kiến nghị Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa là nội dung duy nhất vẫn còn ý kiến khác nhau giữa Bộ GD-ĐT và Đoàn giám sát.

Chủ tịch Quốc hội: Vẫn cần một bộ sách giáo khoa của Nhà nước - Ảnh 2.

Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nêu ý kiến tại phiên họp. GIA HÂN

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Nghị quyết 88 giao nhiệm vụ cho Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa. Đến năm 2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết 122 quy định nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một bộ sách giáo khoa được kiểm định, phê duyệt thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước.

Ông Vinh cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mang tính pháp lệnh và chỉ quy định khung kiến thức, còn nội dung kiến thức phổ thông sẽ được thể hiện trong sách giáo khoa. Nếu Chính phủ, Bộ GD-ĐT chỉ giữ vai trò phê duyệt khung nội dung như hiện nay thì chưa đảm bảo trách nhiệm xây dựng, phát triển nội dung kiến thức phổ thông của Nhà nước.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng, Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội nêu rõ: Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn khác.

"Như vậy, kiến nghị của Đoàn giám sát đưa ra là trên cơ sở Nghị quyết 88", ông Chiến nói, và cho rằng, thời gian tới các cơ quan cần tiếp tục bàn thảo thấu đáo, nhuần nhuyễn về nội dung này.

Trong phát biểu trước đó tại phiên giám sát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã đề nghị Đoàn giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bỏ kiến nghị về việc giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Theo Lê Hiệp/Thanh niên

https://thanhnien.vn/chu-tich-quoc-hoi-van-can-mot-bo-sach-giao-khoa-cua-nha-nuoc-185230814170615127.htm

  • Từ khóa

Việt Nam lên tiếng trước phát biểu của phía Campuchia về Funan Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo cùng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo...
08:16 - 06/05/2024
40 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tây Ninh hội tụ thiên thời, địa lợi, nhân hòa!

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Tây Ninh có tốc độ phát triển nhanh, khí hậu ôn hòa, dư địa đất đai, văn hoá phong phú, người dân nơi đây cần cù, sáng...
19:19 - 05/05/2024
359 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông

Ngày 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông - Bộ Công an.
16:00 - 05/05/2024
439 lượt xem

Bộ trưởng Quân đội Pháp đến Việt Nam: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tinh thần “khép lại quá khứ,...
15:01 - 05/05/2024
468 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị điều phối vùng Đông Nam bộ

Sáng 5.5, tại Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3, nhằm triển khai thực hiện...
14:28 - 05/05/2024
444 lượt xem