205
/
151354
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước
viet-nam-da-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-voi-gan-200-nuoc
news

Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước

Thứ 4, 02/08/2023 | 13:51:25
2,116 lượt xem

Ngày 2-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế" - đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp của Ban Chỉ đạo thực hiện đề án hội nhập quốc tế - Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp của Ban Chỉ đạo thực hiện đề án hội nhập quốc tế - Ảnh: VGP

Sau 10 năm thực hiện đề án về hội nhập quốc tế, Thủ tướng đã đánh giá có ba chuyển biến lớn mà kết quả triển khai nghị quyết đã mang lại. 

3 chuyển biến lớn trong hội nhập quốc tế

Trước hết đó là sự chuyển biến lớn về nhận thức, hội nhập đã trở thành "sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị", thực sự trở thành "định hướng chiến lược lớn". 

Tiếp đó là chuyển biến lớn về hành động, từ hội nhập kinh tế quốc tế là chủ yếu sang hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Từ những chuyển biến trên đã mang đến những kết quả rất rõ nét trong nâng cao vị thế, tiềm lực đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế...

Đến nay Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước. Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ và tạo ra mạng lưới đối tác chiến lược/đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn.

Việt Nam đã chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình; ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế. 

Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 730 tỉ USD. Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022, năm 2022 đạt 431 tỉ USD...

Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng cho rằng tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập còn chưa cao. Vai trò của Nhà nước có lúc chưa thực sự hiệu quả. Việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế còn hạn chế.

Cùng với đó, mức độ vươn ra thế giới, tỉ lệ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn. 

Nhiều chỉ số, thứ bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam so với các nước ASEAN không có nhiều thay đổi. 

Chất lượng nguồn nhân lực, mức độ kết nối giữa các khu vực kinh tế FDI và quốc nội; liên kết giữa các vùng, miền trong nước chưa đạt như kỳ vọng.

Người đứng đầu Chính phủ nêu những bài học kinh nghiệm lớn gồm: coi hội nhập quốc tế thực sự là vấn đề chiến lược. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả. Triển khai công tác hội nhập phải hết sức nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tư duy dám nghĩ, dám làm... 

Cần cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng cho rằng trước hết cần tiếp tục suy nghĩ, vận dụng sáng tạo 3 trụ cột trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Bao gồm: xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện chính sách quốc phòng "4 không". 

Bao gồm không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

Mục tiêu là đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

"Đây là thời điểm để tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTA, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước", Thủ tướng nêu. 

Theo Ngọc An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/viet-nam-da-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-voi-gan-200-nuoc-20230802123603269.htm

  • Từ khóa

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu nếu để lộ thông tin cá nhân

Bộ Công an đề xuất mức phạt đến 500 triệu đồng đối với hành vi để lộ thông tin cá nhân từ 1 - 5 triệu người, nếu số người bị lộ nhiều hơn thì phạt theo...
14:21 - 06/05/2024
0 lượt xem

Bộ trưởng Quân đội Pháp: Pháp đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Sáng 6/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt...
14:17 - 06/05/2024
1 lượt xem

Cựu binh Pháp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm

3 cựu binh Pháp từng tham chiến tại Điện Biên Phủ, sau 70 năm đã quay trở lại thăm chiến trường năm xưa và rất ấn tượng với sự đón tiếp của người dân Điện...
10:45 - 06/05/2024
92 lượt xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính...
10:18 - 06/05/2024
113 lượt xem

Giảm thuế GTGT để kích cầu tiêu dùng

Nếu tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng, thu ngân sách sẽ giảm hơn 47.000 tỉ đồng nhưng bù lại sẽ giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, kích cầu...
09:24 - 06/05/2024
123 lượt xem