205
/
122507
Kiên cường bản lĩnh Việt Nam
kien-cuong-ban-linh-viet-nam
news

Kiên cường bản lĩnh Việt Nam

Chủ nhật, 02/01/2022 | 09:28:49
1,359 lượt xem

"Mục tiêu kép" cũng là mục tiêu lớn của năm 2021 là vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội, song ít ai nghĩ rằng, thực hiện "mục tiêu kép" lại gặp nhiều khó khăn, thử thách và chưa từng có tiền lệ. Để trụ vững và vượt "bão" Covid-19 phiên bản 2021, là tổng hòa sự đồng lòng, nhất trí của mọi người dân, các doanh nghiệp và sự điều hành vững vàng, kiên định, linh hoạt của Chính phủ.

"Chống dịch như chống giặc"

Năm 2021, dịch Covid-19 đã diễn biến dồn dập, đợt dịch sau phức tạp hơn đợt dịch trước. Biến chủng Delta đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế, những đau thương vô cùng to lớn cho đồng bào và chiến sĩ cả nước. TP. Hồ Chí Minh- trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đã phải chứng kiến những mức độ thiệt hại chưa từng có.

Không chỉ có thế, đại dịch còn tấn công trực diện vào những trung tâm sản xuất công nghiệp, nuôi trồng chủ lực của cả nước như Bắc Giang, Hải Dương, khu vực Đông Nam bộ và nhiều địa bàn trọng điểm kinh tế khác, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, sản xuất...

Trong bối cảnh trên, Thủ tướng Chính phủ cùng tập thể lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành đã cùng các địa phương cả nước chung sức "chống dịch như chống giặc", đặt ưu tiên cao nhất bảo vệ cho bằng được sức khỏe của nhân dân. Đồng thời kiên định mục tiêu tăng trưởng, kiên định đối sách chống dịch nhưng linh hoạt cao nhất đến mức có thể trong việc chọn giải pháp ứng phó bằng mọi nguồn lực của cả hệ thống chính trị.

Kiên cường bản lĩnh Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra công tác phòng, chống dịch của một doanh nghiệp sản xuất tại Long An

Thử thách chưa từng có tiền lệ cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi những giải pháp đặc biệt. Để tập trung cao nhất sự điều hành, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp đứng đầu Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Quốc hội cũng đã trao cho Chính phủ những quyền hạn đặc biệt để huy động các nguồn lực chống dịch. Các bộ, ngành, đoàn thể và nhân dân cả nước đã chung tay để có thể nhanh chóng có được nguồn vắc - xin nhanh nhất, cao nhất nhằm tạo bước chuyển quan trọng và hiệu quả nhất cho nỗ lực chống dịch trong bối cảnh mới. Hình ảnh những cuộc đối thoại, chỉ đạo thẳng thắn, trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ chức năng với cơ sở là minh chứng rõ nét.

Bước chuyển quan trọng

Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy chống dịch. Cũng với nghị quyết này, cả nước chuyển sang trạng thái "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Đó có thể nói là sự lựa chọn không phải là dễ dàng. Nhưng chúng ta có đủ cơ sở để thực hiện những mục tiêu của Nghị quyết 128/NQ-CP trong thực tiễn.

Và thực tiễn cũng là minh chứng cao nhất cho những chỉ đạo của Chính phủ.

Sau khi suy giảm trong quý III, những tháng còn lại của năm 2021, nền kinh tế đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Xuất nhập khẩu đã vượt qua cột mốc 600 tỷ tới hàng chục tỷ USD; thu ngân sách vượt dự toán; giải ngân vốn đầu tư công vượt qua "điểm nghẽn" tăng trưởng, lạm phát dưới mức Quốc hội cho phép. Thị trường nội địa ổn định. Các chuỗi cung ứng cơ bản được bảo đảm. Giới đầu tư quốc tế đánh giá, Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút đầu tư.

Những kết quả trên bình thường đã mang nhiều ý nghĩa, nhưng giữa đại dịch cùng vô vàn thách thức, thành tựu trên càng có ý nghĩa bội phần.

Đóng góp vào thành công đó, không thể không nhắc đến cộng đồng doanh nghiệp. Và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn thể hiện sự chung tay, đồng hành mạnh mẽ chưa từng có với doanh nghiệp, cho dù là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã liên tục tổ chức các cuộc gặp gỡ, lắng nghe đề xuất của doanh nghiệp. Những cuộc gặp đó đã vượt qua những rào cản vô hình giữa các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp, nhanh chóng tạo sự kết nối chung, nhân lên sức mạnh quyết tâm vượt qua thử thách nghiệt ngã của thời cuộc, của thị trường và nhân lên sức mạnh cùng tầm nhìn phát triển và kết tinh bằng những chính sách được ban hành ngay sau đó.

Khi tăng trưởng gặp khó khăn nhất cũng chính là lúc các thành viên Chính phủ đến với doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Tại các buổi làm việc đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong vai trò người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mạnh mẽ khẳng định tinh thần chung tay đồng hành: Chính phủ đồng hành, địa phương đồng hành và cao hơn nữa là "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Đó cũng chính là phương sách hữu hiệu nhất để thuyết phục các nhà đầu tư tiếp tục gắn bó lâu dài với Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục mở rộng sản xuất. Bởi trong thành công của Việt Nam cũng sáng lên những thành công của doanh nghiệp, doanh nhân của các nền kinh tế đối tác và "đi cùng nhau, chúng ta có thể đi xa hơn".

Một điểm đặc biệt không thể không nhắc đến trong thực tế điều hành của Chính phủ năm 2021 là sự vào cuộc quyết liệt trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam như đã được chỉ ra, không ít lần đứng ngoài hay lỡ hẹn với các cuộc cách mạng công nghiệp. Và giờ đây, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không cho phép chúng ta lặp lại những câu chuyện đó.

Không kể những chỉ đạo chuyên biệt về chuyển đổi số, trong tất cả các nghị quyết các phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, câu chuyện chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đều được nhắc đến. Ở đây, Chính phủ luôn thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, đặc biệt là các giải pháp cụ thể triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong các lĩnh vực hải quan, ngân hàng, thuế, chứng khoán, bảo hiểm...

Tinh thần như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, "cần phải có tư duy đột phá với tầm nhìn chiến lược, có giải pháp, cách làm phù hợp nhưng phải bám sát thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm. Tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó, làm việc nào dứt điểm việc đó".

Đặt câu chuyện Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số ngay từ năm 2021 giữa khi đại dịch Covid-19 hoành hành để càng thấy rõ chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ ở riêng nước ta mà trên toàn thế giới, nhất là trong bối cảnh đối diện với "thách thức kép" - vừa chống đại dịch Covid-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Lo việc trước mắt, tính chuyện lâu dài là như thế.

Đối diện với thử thách không chùn bước; trong gian khó cả dân tộc càng sát cánh, kiên cường hơn bao giờ hết. Đó chính là tâm thế, bản lĩnh Việt Nam để vượt qua năm 2021, tự tin bước vào năm 2022

Theo Quỳnh Anh/Báo Công Thương

https://congthuong.vn/kien-cuong-ban-linh-viet-nam-170119.html

  • Từ khóa

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương khóa XIII, Chủ tịch Quốc...
15:22 - 27/04/2024
424 lượt xem

Thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày đại lễ 7/5

Chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các tuyến đường, phố của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, được trang hoàng rực rỡ cờ...
09:47 - 27/04/2024
536 lượt xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã...
11:10 - 26/04/2024
1,095 lượt xem

Quản lý thị trường vàng 'có vấn đề'

Ngày 25.4, Ủy ban Kinh tế Quốc hội họp phiên toàn thể thứ 14, cho ý kiến thẩm tra báo cáo bổ sung tình hình KT-XH năm 2023, các tháng đầu năm 2024. Đây là...
09:15 - 26/04/2024
1,119 lượt xem

Báo cáo nhân quyền của Mỹ tiếp tục nhận định không khách quan về Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa...
19:45 - 25/04/2024
1,466 lượt xem