205
/
108216
Điểm nhấn đặc biệt quan trọng của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
diem-nhan-dac-biet-quan-trong-cua-viet-nam-tren-cuong-vi-chu-tich-hoi-dong-bao-an-lien-hop-quoc
news

Điểm nhấn đặc biệt quan trọng của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:35:53
1,239 lượt xem

Phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì ngày 19.4 là sự kiện điểm nhấn đặc biệt quan trọng mà Việt Nam chủ trì tổ chức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4.2021.

Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tối 19.4. Ảnh: TTXVN 

Tối 19.4 tại Hà Nội, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 4.2021, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận mở cấp cao về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột” theo hình thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp.

Thông điệp ở cấp cao nhất

Trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, phiên thảo luận lần này có ý nghĩa và tính chất rất quan trọng và thiết thực do đây là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao Việt Nam ngay sau thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đây là dịp để chúng ta gửi thông điệp ở cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước ta tới cộng đồng quốc tế về những định hướng, tầm nhìn và khát vọng phát triển của đất nước do Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, khẳng định mạnh mẽ đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế một cách toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả.

Sự kiện này cũng sẽ là dịp để chúng ta thể hiện uy tín, vị thế của đất nước và phát huy vai trò, đóng góp có trách nhiệm cho các vấn đề về hòa bình, an ninh thuộc quan tâm chung của khu vực và quốc tế, góp phần triển khai các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cho biết, nội dung của phiên thảo luận về thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột là chủ đề quan trọng, bao trùm nhất của Hội đồng Bảo an với vai trò là cơ quan chủ chốt của Liên Hợp Quốc trong việc ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hòa bình, ổn định là xu thế lớn song xung đột, cạnh tranh vẫn diễn ra gay gắt ở một số nơi.

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang, việc Việt Nam lựa chọn chủ đề này, cùng với hai chủ đề của hai phiên thảo luận điểm nhấn khác trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an - khắc phục hậu quả bom mìn và bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân - sẽ thể hiện sự liên thông với chủ trương là “Đối tác vì một nền hoà bình bền vững” mà ta xác định là phương châm trọng tâm xuyên suốt của nhiệm kỳ Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, qua đây truyền tải thông điệp lan toả tới cộng đồng quốc tế về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình, năng động, đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp hoà bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Nâng tầm hợp tác ASEAN - Liên Hợp Quốc

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cho biết, việc chủ trì phiên thảo luận mở này của Hội đồng Bảo an nhằm phát huy đà thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2020, đồng thời tiếp nối và nâng tầm sáng kiến và kết quả của Phiên họp của Hội đồng Bảo an về “Hợp tác giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc” do Việt Nam chủ trì (tháng 1.2020) trong lần đầu tiên trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an. Qua đó, giúp thể hiện sự gắn kết giữa vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của ASEAN với trọng trách Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 và hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4.2021.

"Thông qua sự kiện này, chúng ta sẽ thể hiện sự quan tâm cao của Việt Nam đối với việc phát huy vai trò của các tổ chức khu vực cũng như hợp tác giữa Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, trong tiến trình duy trì hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong ngăn ngừa xung đột nói riêng. Điều này mang tính thời sự, rất có ý nghĩa và giá trị thiết thực, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh nước lớn gia tăng, các điểm nóng xung đột, bất ổn tiếp diễn tại nhiều nơi trên thế giới, thiếu hụt lòng tin giữa các quốc gia, vẫn tiếp diễn nhiều hành động đơn phương, áp đặt đi ngược lại luật pháp quốc tế, thì cộng đồng quốc tế rất quan tâm và mong muốn có được môi trường quốc tế hoà bình, ổn định dựa trên nền tảng là lòng tin và đối thoại.

Lòng tin và đối thoại cũng sẽ là cơ sở ngày càng quan trọng để giúp ngăn ngừa và giải quyết xung đột từ sớm, từ xa và mang lại những kết quả bền vững về lâu dài" - Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.

Tuyên bố quan trọng

Về kết quả đạt được từ phiên thảo luận mở cấp cao ngày 19.4, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cho biết, Việt Nam đã chủ trì xây dựng và tích cực tham vấn với các để thông qua Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an.

Tuyên bố có các nội dung quan trọng như: Khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giữa Liên Hợp Quốc/Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ; Khẳng định các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại những thành tố thiết yếu góp phần ngăn ngừa, giải quyết xung đột;

Ghi nhận và nhấn mạnh vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc, các tổ chức khu vực và các bên liên quan trong thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại trong khu vực của mình, vì lợi ích chung của hòa bình, ổn định, hữu nghị hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới;

Kêu gọi các nỗ lực tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc/Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực cũng như giữa các tổ chức khu vực với nhau trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột hướng tới xây dựng nền hòa bình bền vững;

Khuyến khích Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột, tái thiết hậu xung đột và duy trì hòa bình; Đề nghị Tổng Thư ký, trong các báo cáo của mình, có những đánh giá về thách thức, bài học kinh nghiệm và khuyến nghị trong thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại.

"Qua đây Việt Nam sẽ lồng ghép, thể hiện được lập trường, tiếng nói và lợi ích về hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới, đồng thời cũng phản ánh được lợi ích và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một thế giới hòa bình dựa trên sự hiểu biết, lòng tin và tinh thần đối thoại xây dựng, hợp tác" - Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang khẳng định.

"Việt Nam cam kết tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, đóng góp vào những nỗ lực chung của Hội đồng Bảo an trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đáp ứng lợi ích chính đáng của các quốc gia, vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và tốt đẹp hơn" -Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Theo Song Minh/ Lao Động

https://laodong.vn/thoi-su/diem-nhan-dac-biet-quan-trong-cua-viet-nam-tren-cuong-vi-chu-tich-hoi-dong-bao-an-lien-hop-quoc-900450.ldo

  • Từ khóa

Đề xuất Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt trong 2 lĩnh vực

Bộ LĐ-TB-XH vừa đề xuất Chính phủ Nhật Bản mở thêm nhóm nghề kỹ năng đặc định tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng và sản xuất chế biến...
11:03 - 03/05/2024
6 lượt xem

Thu phí tự động không dừng tại 5 sân bay từ 5/5

Ngày 3/5, thông tin từ Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), 5 sân bay thu phí không dừng, gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Phú Bài, Đà...
10:29 - 03/05/2024
31 lượt xem

Tăng cường tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực tiễn khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đao của...
09:30 - 03/05/2024
49 lượt xem

Đồng Nai điều tra vụ hơn 300 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Chiều 2.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các bệnh viện tăng cường công tác điều trị nạn nhân vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh...
09:07 - 03/05/2024
69 lượt xem

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ngày 2-5, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
18:16 - 02/05/2024
454 lượt xem