205
/
103856
Cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh chuyển đổi số
cai-thien-moi-truong-dau-tu-day-manh-chuyen-doi-so
news

Cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh chuyển đổi số

Thứ 4, 20/01/2021 | 07:19:31
452 lượt xem

Thời gian tới, Chính phủ thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược, cải cách hành chính, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia

Chiều 19-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự cuộc họp với Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Phải có thể chế ứng phó nhanh, hiệu quả

Tại cuộc họp, các chuyên gia cho rằng 2020 là năm đặc biệt, đầy thách thức.

TS Võ Trí Thành nhìn nhận 2020 là năm "vượt khó". Đến năm 2021, từ "phục hồi" được nhắc nhiều, mặc dù sự phục hồi này không đồng đều trên thế giới, bất định và nhiều rủi ro. Do đó, phải có thể chế ứng phó nhanh, hiệu quả với các cú sốc bên ngoài.

TS Trần Đình Thiên cho rằng thành tựu năm 2020 dựa trên nền tảng của 3 năm trước đó. Chính phủ đã rất coi trọng, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Việc chuyển sang "trạng thái bình thường mới" chính là chuyển sang cấu trúc mới, kinh tế số được đẩy mạnh. Ông Thiên cũng kiến nghị dành một phần nguồn lực của nhà nước cho đổi mới sáng tạo hơn nữa.

"Cạnh tranh với thế giới là cạnh tranh về cấu trúc thể chế hiện đại, cần tiếp tục đổi mới thể chế" - ông Thiên hiến kế.

Đồng tình, TS Nguyễn Xuân Thành, Trường ĐH Fulbright Việt Nam, cho rằng mức tăng trưởng kinh tế năm 2020 hoàn toàn đến từ cải thiện năng suất, mà chủ yếu là do chuyển đổi số, tối ưu hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Góp ý về giải pháp thời gian tới, TS Cấn Văn Lực đề nghị việc hoàn thiện thể chế cần tập trung vào đổi mới sáng tạo, tăng năng suất, kinh tế số, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, khâu thực thi phải tốt hơn.

Theo TS Trần Du Lịch, cần tiếp tục gói hỗ trợ. Năm 2021, động lực tăng trưởng tiếp tục tập trung vào "cỗ xe tam mã": Xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng. Nhấn mạnh vấn đề đổi mới thể chế, giải quyết các chồng chéo, TS Trần Du Lịch hoan nghênh Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 148 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (có hiệu lực từ 8-2-2021), trong đó gỡ vướng về vấn đề đất công nằm xen cài trong các dự án.

"Hàng trăm doanh nghiệp TP HCM vỗ tay hoan nghênh nghị định mà khi có hiệu lực, thị trường bất động sản sẽ được khai thông" - TS Trần Du Lịch bày tỏ.

Cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh chuyển đổi số - Ảnh 1.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cuộc họp là để lắng nghe ý kiến về kinh tế Việt Nam trong thời gian qua Ảnh: Quang Hiếu

Tìm động lực mới cho phát triển

Ghi nhận các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ nền kinh tế Việt Nam đã chuẩn bị cho một nền tảng quan trọng trong năm 2021 và 5 năm tới một cách căn bản về năng lực sản xuất - kinh doanh, về hệ thống kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, người dân đã vào cuộc mạnh mẽ trước thử thách của dịch bệnh.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng không được chủ quan trong bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp. "Chúng ta chấp nhận sự thay đổi trong điều kiện mới, thay đổi cả thói quen, thậm chí phải thay đổi cả thể chế pháp luật phát triển về kinh tế. Nếu pháp luật tốt, hoàn thiện thì doanh nghiệp và người dân sẽ tăng cường đầu tư đổi mới sáng tạo" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý các bài học đề phòng lạm phát, nợ xấu; chất lượng tăng trưởng có cải thiện nhưng còn nhiều điểm hạn chế hay vẫn chưa có một số cơ chế đủ mạnh để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự là động lực nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Môi trường đầu tư - kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng còn nhiều rào cản, nhất là vẫn còn tình trạng tham nhũng vặt... Thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng sự liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo, tỉ lệ nội địa hóa thấp.

Từ đó, Thủ tướng cho biết trong thời gian tới, Chính phủ phải làm nhiều việc, nhất là thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược. Cải cách hành chính, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia... là những trọng tâm. Đặc biệt, chuyển đổi số quốc gia là con đường tất yếu. 

Theo dõi sát diễn biến kinh tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổ Tư vấn và Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia theo dõi sát diễn biến kinh tế, phát hiện những vấn đề mới phát sinh để kịp thời tư vấn về cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp trước tình hình mới. Tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.



Theo Thế Dũng/ NLĐ

https://nld.com.vn/thoi-su/cai-thien-moi-truong-dau-tu-day-manh-chuyen-doi-so-20210119223004318.htm


  • Từ khóa

Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường: Hàng xuất khẩu chờ tin vui

"Đây là bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ, công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả...
10:10 - 10/05/2024
41 lượt xem

Việt Nam luôn bảo đảm người dân được thụ hưởng các quyền con người

Ngày 7/5 vừa qua, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên...
08:40 - 10/05/2024
88 lượt xem

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỉ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 9-5 đã tiếp ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung - đang thăm, làm việc tại Việt...
08:18 - 10/05/2024
79 lượt xem

VN đề nghị Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm ngư dân Quảng Bình gặp nạn

VN đề nghị Trung Quốc tăng cường cử các lực lượng, phương tiện cần thiết để tiến hành tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân đang mất tích.
08:16 - 10/05/2024
85 lượt xem

Việt Nam chưa nhận được đủ thông tin từ Campuchia về tác động của kênh đào Phù Nam Techo

Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục kêu gọi Campuchia phối hợp chặt chẽ trong chia sẻ thông tin về kênh đào Phù Nam Techo, bởi những gì Việt Nam hiện có là...
18:33 - 09/05/2024
444 lượt xem