205
/
100092
'Yêu cầu người dùng mạng xã hội xác định danh tính'
yeu-cau-nguoi-dung-mang-xa-hoi-xac-dinh-danh-tinh
news

'Yêu cầu người dùng mạng xã hội xác định danh tính'

Thứ 6, 06/11/2020 | 17:08:38
444 lượt xem

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy tắc ứng xử trên không gian mạng; yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội, coi đây là giải pháp căn cơ để xử lý vấn nạn tin giả.

Bộ Thông tin và Truyền thông đạt được thỏa thuận với YouTube

Trả lời câu hỏi về tình trạng video xấu, độc trên nền tảng YouTube, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói hiện có 120.000 người Việt Nam đăng ký làm video trên nền tảng này; trong đó 15.000 kênh thu tiền quảng cáo, 350 kênh có hàng triệu người theo dõi. 

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nâng tỷ lệ tháo gỡ video xấu độc, thực thi pháp luật với YouTube từ 50 lên đến 90%. Bộ cũng đạt được thỏa thuận với YouTube, khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật thì nền tảng này sẽ dừng việc ăn chia tiền quảng cáo. 

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công An xử lý nghiêm một số cá nhân sản xuất các nội dung xấu độc, tinh thần xử lý nghiêm. Người dân và tổ chức khi phát hiện video xấu, độc liên quan có thể báo đến đường dây nóng của Bộ và các Sở Thông tin Truyền thông để phối hợp xử lý. 

"Thời gian tới, việc này sẽ phải làm rất nghiêm", Bộ trưởng Hùng khẳng định. Thứ nhất, Bộ sẽ làm việc với YouTube để nâng tỷ lệ thực thi pháp luật không phải 90% mà là 100%. Thứ hai, Bộ phát triển công cụ phát hiện video xấu, độc. "Việc này rất khó, nhưng chúng tôi cương quyết làm và tôi tin 2021 sẽ có công cụ này", Bộ trưởng nói. 

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông kết hợp các Bộ khác ra hướng dẫn thế nào là video vi phạm thuần phong mỹ tục, nâng cấp dường dây nóng thành trung tâm phát hiện.

"Mời chuyên gia nước ngoài giúp dự báo nhu cầu việc làm"

Trả lời về giải pháp tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho công nhân nói chung và người lao động nói riêng, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói, đến hết năm 2020, Việt Nam đã tạo việc làm cho 7,8 triệu lao động; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 84%; lệ thất nghiệp 2,4%, khu vực thành thị là 3,6%. "Đây là cố gắng rất lớn, có thể chấp nhận được trong tình hình khó khăn chung do Covid-19", ông Dung nói.

Theo ông Dung, muốn tạo thêm việc làm thì cái gốc phải tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp; đồng thời, phải nâng cao chất lượng lao động...

"Chúng tôi đang chủ trì xây dựng đề án tăng cường dự báo việc làm trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; mời chuyên gia nước ngoài giúp nhưng mới chỉ dự báo được cung cầu việc làm ngắn hạn. Dù vậy đã thấy có hiệu quả hơn", ông Dung cho biết.

202011061439237096-Bo-truong-B-7123-1604

Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

"Việt Nam có gần 1.000 bãi chôn lấp rác"

Trả lời chất vấn về chất thải rắn sinh hoạt, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, hiện trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 35.000 tấn chất thải rắn đô thị, khoảng 28.400 tấn chất thải rắn nông thôn. Về xử lý, toàn quốc có 381 lò đốt, 37 lò sản xuất phân compost, còn lại chủ yếu là gần 1.000 bãi chôn lấp.

Hiện mức thu gom rác được thực hiện ở đô thị là 92% và nông 66%, tăng lần lượt 6% và 15% so với trước. Nhưng thực trạng chôn lấp rất ô nhiễm, lãng phí tài nguyên vì rác chưa được coi là tài nguyên, chưa tái chế.

Tran-Hong-Ha-2250-1604650840.jpg

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Theo ông Hà, coi rác là tài nguyên, có cơ chế khuyến khích thì người dân sẽ phân loại rác và tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng rác. Vừa qua Thủ tướng đã chỉ đạo xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp tham gia vào liên minh tái chế rác, đặc biệt là rác thải nhựa.

Cùng với đó là các chính sách kinh tế về rác, xác định trách nhiệm người gây ô nhiễm phải trả tiền. Người dân tham gia vào việc phân loại rác và Nhà nước sẽ hỗ trợ thu gom, xử lý. Giải pháp tiếp theo là xác định các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với công nghệ cũng như xác định xử lý rác là dịch vụ, sẽ tiến hành đấu giá.

"Tạo điều kiện tối đa cho luật sư trong tranh tụng"

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi về vai trò của luật sư tranh tụng. "Làm thế nào để luật sư thực sự được thực hiện quyền này theo pháp luật, mà không bị cản trở trong quá trình tố tụng?".

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình nói tranh tụng là giải pháp mang tính đột phá của quá trình cải cách tư pháp. Vai trò của tòa án không phải chủ thể trong tranh tụng, với vụ án hình sự là bên buộc tội và gỡ tội, với án dân sự là bên nguyên và bên bị. Tòa án có nhiệm vụ là tạo môi trường thuận lợi cho hai bên tranh tụng; sự tham gia đúng đắn, đúng pháp luật của luật sư là con đường tới công lý. "Vì thế, chúng tôi tạo điều kiện tối đa cho luật sư trong tranh tụng, không hạn chế thời gian tranh tụng khi luật sư còn ý kiến. Tất cả vấn đề nêu ra trong tranh tụng phải giải quyết trong phiên tòa, ghi vào biên bản", Chánh án nói.

"Yêu cầu người dùng mạng xã hội phải xác định danh tính"

Đại biểu Vũ Thị Thủy nêu chất vấn về vấn nạn tin giả trên mạng xã hội. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói tin giả ở Việt Nam chủ yếu trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook và YouTube.

Việt Nam là nước cỏ chủ quyền trên không gian mạng, nên các nền tảng xuyên biên giới buộc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông làm rất quyết liệt, như ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên mạng xã hội.

Công cụ quản lý cũng đã được xây dựng. Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia mỗi ngày có thể xử lý khoảng 300 triệu tin để phân tích, đánh giá, phân loại; hình thành các đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tin giả, xấu độc.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt là Facebook và YouTube, yêu cầu gỡ bỏ thông tin xấu độc. Tỉ lệ gỡ bỏ thông tin này đã tăng lên. Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Tương tự, số video xấu độc trên YouTube được gỡ bỏ trong năm năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017; số trang giả mạo gỡ bỏ trong năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017.

            NMH-7203-1604649852.jpg

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Hoàng Phong

Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục sửa các quy định liên quan đến mạng xã hội và tin giả. Đồng thời, Bộ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội, coi đây là giải pháp căn cơ, để người sử dụng không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là vô danh để rồi vô trách nhiệm.

Ông Hùng cũng cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới đóng thuế. Hiện nay, bốn công ty lớn như Google, Amazon, Facebook và Apple phát sinh doanh thu tại Việt Nam hàng tỷ USD, nhưng chưa đóng thuế.

Theo lãnh đạo ngành Thông tin Truyền thông, quy định pháp luật liên quan hiện mới xử phạt mang tính răn đe, chưa xử phạt dựa trên doanh thu. Theo đó, nếu phạt 100 triệu đồng (khoảng 5.000 USD) với cá nhân, doanh nghiệp nhỏ là số tiền lớn, nhưng với doanh nghiệp hàng chục tỷ USD thì lại là số tiền quá nhỏ. Nhiều nước đã áp dụng xử phạt trên doanh thu với các nền tảng xuyên biên giới. Ví dụ 4% doanh thu, thì với Facebook mức phạt sẽ là 1 tỷ USD.

Tỷ lệ thi hành án hành chính thấp

Chất vấn về vấn đề thi hành án hành chính, đại biểu Nguyễn Thị Dung nói việc không chấp hành bản án, quyết định hành chính của Tòa án có chiều hướng tăng. Năm 2020, tỷ lệ chấp hành chỉ được 43,73%. "Vậy giải pháp của Chánh án như thế nào để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật?", bà Dung nêu câu hỏi. 

202011060859312995-Chanh-an-To-1446-2623

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết, việc thi hành án không phải trách nhiệm của tòa án. Thi hình án hình sự sau khi có bản án là trách nhiệm Bộ Công an, thi hành án dân sự là trách nhiệm Bộ Tư pháp, còn án hành chính là trách nhiệm thuộc về các bên liên quan. 

"Chính vì không có cơ quan thứ ba, trung gian, nên tính cưỡng chế không có, việc này dẫn đến tùy nghi, tỷ lệ thi hành án hành chính thấp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói và đề nghị Quốc hội cần tổng kết, đưa ra giải pháp căn cơ. Riêng trách nhiệm tòa án, Chánh án cho hay 100% bản án hành chính được ra quyết định thi hành đúng thời hạn, đúng quy định. 

"Sai phạm của cán bộ, chiến sĩ chỉ là cá biệt"

Trả lời đại biểu Trần Thị Dung về việc chậm ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia theo Luật An ninh mạng, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, ngay sau khi Quốc hội ban hành luật an ninh mạng, Bộ đã soạn các dự thảo hướng dẫn.

Hiện danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia đã dự thảo xong. Tuy nhiên, do vấn đề đối ngoại, cân đối xem xét phù hợp với quy định quốc tế và luật pháp Việt Nam, nên Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng. Vì vậy, chưa có căn cứ để ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

            202010260901469690-Bo-truong-B-2074-1604

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về dấu hiệu tiêu cực của một số công an cơ sở, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, "nếu có cũng là hết sức cá biệt".

Hiện nay Bộ Công an triển khai lượng lớn công an đến cơ sở. Quan điểm Bộ là kiên quyết xử lý sai phạm tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ, không bao che bất kể trường hợp nào. Đồng thời, nếu đơn vị nào có vi phạm thì người đứng đầu sẽ bị xử lý. "Nhân đây tôi đề nghị đại biểu, cử tri nếu phát hiện công an có tiêu cực, vi phạm thì trao đổi với Bộ Công an, ở mọi cấp chúng tôi sẵn sàng xác minh, xử lý, thông báo rộng rãi với nhân dân", Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Quốc hội dành 2 ngày rưỡi để chất vấn, gồm ngày 6, 9 và 10/11. Đây là các phiên chất vấn cuối cùng của Quốc hội khóa XIV.

Trong sáng nay 6/11, hàng loạt vấn đề nóng được các đại biểu nêu ra trên nghị trường, từ bảo vệ môi trường, phòng, chống Covid-19, trường Đại học Tôn Đức Thắng đến phát triển mạng 5G, mạng xã hội...

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, 6 Bộ trưởng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Viện KSNDTC Lê Minh Trí đã trả lời chất vấn của các đại biểu.

202011061118512240-Nguye-n-Thi-4269-4784

Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn tại hội trường. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/yeu-cau-nguoi-dung-mang-xa-hoi-xac-dinh-danh-tinh-4187898.html

  • Từ khóa

Lương của công chức, viên chức sẽ tăng từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương hiện...
11:18 - 16/05/2024
15 lượt xem

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
81 lượt xem

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20.5

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) Bùi Văn Cường cho biết kỳ họp QH khóa XV thứ 7 khai mạc ngày 20.5 và dự kiến bế mạc chiều 27.6, chia làm 2...
08:08 - 16/05/2024
90 lượt xem

Nga ủng hộ Việt Nam tham gia khối BRICS theo hình thức phù hợp

Ngày 15-5, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko khẳng định Nga ủng hộ Việt Nam tham gia BRICS, với một hình thức phù hợp theo lựa chọn của Việt...
16:00 - 15/05/2024
483 lượt xem

Chính phủ xin gia hạn trả nợ khoản vay 4.000 tỉ đồng 'giải cứu' Vietnam Airlines

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét phương án gia hạn trả nợ khoản vay 4.000 tỉ được Quốc...
15:23 - 15/05/2024
509 lượt xem