19
/
80840
Để lọt phim có hình “đường lưỡi bò”: Trách nhiệm thuộc về ai?
de-lot-phim-co-hinh-duong-luoi-bo-trach-nhiem-thuoc-ve-ai
news

Để lọt phim có hình “đường lưỡi bò”: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 6, 18/10/2019 | 08:20:20
1,035 lượt xem

Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông rất nóng thì các cấp, các ngành, mọi lĩnh vực phải nêu cao trách nhiệm và đặc biệt cảnh giác.

“Everest: Người tuyết bé nhỏ” là phim hoạt hình hướng đến khán giả nhỏ do hãng DreamWorks của Mỹ hợp tác sản xuất với công ty Pearl của Trung Quốc. Phim kể về chuyến hành trình của 3 cô cậu nhỏ tuổi và loài sinh vật chỉ có trong huyền thoại. Nhân vật chính của phim là Yi (Chloe Bennet) - một cô bé sống tại Thượng Hải nung nấu mơ ước chu du khắp Trung Quốc.

Không lâu sau về việc để phim “Điệp vụ Biển Đỏ” có những hình ảnh nhạy cảm về chủ quyền biển, đảo ra rạp, mới đây phim hoạt hình “Everest - Người tuyết bé nhỏ” chứa hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò” lại được công chiếu tại CGV.

Hình ảnh đường lưỡi bò trong phim "Everest - Người tuyết bé nhỏ"

Từ cuối tháng 9, bộ phim hoạt hình “Everest” đã được quảng bá rầm rộ tại Việt Nam. Hình ảnh “đường lưỡi bò” trên tấm bản đồ Trung Quốc xuất hiện trong 2 đoạn và 4 cảnh phim. Tuy nhiên, phải đến khi công chiếu tại rạp, khán giả mới phát hiện chi tiết nhạy cảm đó và đến 13/10, CGV mới thu hồi bộ phim này. 

Ngay sau đó, ngày 14/10, đơn vị phát hành phim Everest - Công ty CJ CGV Việt Nam đã ra thông cáo báo chí nhận khuyết điểm do sơ suất trong quá trình phát hành phim, nhận thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng, CGV chân thành gửi lời xin lỗi sâu sắc đến khán giả Việt Nam và sẽ tuân thủ ý kiến chỉ đạo từ cơ quan quản lý nhà nước.

Về phía Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện, dù thừa nhận sai sót trong việc thẩm định và duyệt bộ phim này, nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - một thành viên của Hội đồng kiểm duyệt phim quốc gia lại hồn nhiên cho rằng: “Đây là phim thiếu nhi, hoạt hình, thần thoại, hình ảnh “đường lưỡi bò” chỉ xuất hiện có mấy giây nên khó phát hiện... Tất cả hội đồng ngồi xem theo dõi rất  kỹ từ nhân vật, lời thoại… nhưng đây là bức vẽ nên không phát hiện ra. Hội đồng cũng nhận khuyết điểm. Bây giờ hãng phim lớn của Mỹ đều bán cho Trung Quốc nên hội đồng bảo nhau là phải xem xét cẩn thận hơn”. 

Lời biện minh trên khó có thể chấp nhận. PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên trường ĐH Ngoại thương cho rằng, đây không phải là lần đầu tiên, hình ảnh “đường lưỡi bò” trên tấm bản đồ Trung Quốc xuất hiện trong phim được công chiếu tại Việt Nam. Năm 2018, dư luận không khỏi bức xúc khi bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (tựa gốc Operation Red Sea), do Trung Quốc sản xuất, với đoạn cuối lồng ghép tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, nhưng vẫn được duyệt, rồi CJ CGV phát hành và công chiếu. Sau đó, Cục Điện ảnh lên tiếng khẳng định, cả hội đồng duyệt phim lẫn Cục đều làm đúng quy trình, tuy nhiên vẫn xin “rút kinh nghiệm”. Và cuối cùng cũng không có ai chịu trách nhiệm về sự việc này.

Hai vụ việc nêu trên cho thấy, cơ quan duyệt phim đang “mất cảnh giác” trầm trọng. PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng: “Trách nhiệm thuộc về bên duyệt phim vì chúng ta không thể hy vọng một công ty Hàn Quốc lo lắng cho vấn đề của Việt Nam. Chúng ta có hẳn bộ phận thẩm định duyệt phim mà vẫn bỏ sót sự việc nghiêm trọng”.

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đây là điều không thể chấp nhận. Việc quan trọng hàng đầu của Hội đồng duyệt là duyệt ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Hội đồng duyệt phải xem xét tính tư tưởng của phim ấy, nhất là phim nhập ngoại có xâm hại gì đến lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia hay không. Sở dĩ những sai sót như thế này lặp đi lặp lại vì các vụ việc trước đó đã được xử lý không nghiêm. Theo GS. Giang, đây là vấn đề chủ quyền quốc gia, nhưng rất tiếc cơ quan hữu trách đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông rất nóng thì các cấp, các ngành, mọi lĩnh vực phải nêu cao trách nhiệm và đặc biệt cảnh giác vì âm mưu tuyên truyền của nước ngoài ngày càng tinh vi hơn.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một vụ việc nghiêm trọng. Bởi, Trung Quốc chưa bao giờ thôi ý định tuyên truyền ra khắp thế giới về cái gọi là chủ quyền của họ theo “đường lưỡi bò” do họ tự vẽ ra chiếm gần trọn Biển Đông. Hiện chưa tính đến chuyện trách nhiệm thuộc về ai, nhưng chúng ta không thể cứ chạy đuổi theo vụ việc. Mỗi người với chức năng và nhiệm vụ của mình cần tỉnh táo để nhận diện và đấu tranh với những ý đồ và chủ đích tuyên truyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông./.

Theo Thu Hòa/VOV.VN

  • Từ khóa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhật kí chiến tranh của người lính trẻ

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi.
15:47 - 27/04/2024
489 lượt xem

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại

100 tư liệu, hình ảnh về đường Trường Sơn đã được trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ...
16:12 - 26/04/2024
1,026 lượt xem

Hải Phòng một ngày kêu gọi được 22 tỉ đồng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Chỉ trong ngày đầu tiên gặp mặt kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, UBND thành phố Hải Phòng đã nhận được 22 tỉ đồng. Ngân sách...
15:20 - 26/04/2024
1,089 lượt xem

Thạch nhũ đẹp mê hồn bên trong hang động mới phát hiện tại Quảng Bình

Một hang động mới được phát hiện tại 'vương quốc hang động' Quảng Bình, với hệ thạch nhũ được đánh giá như những tấm thảm đẹp mê hồn.
15:43 - 26/04/2024
1,075 lượt xem

Bảo vật quốc gia: Hình tượng bảo vật trở thành biểu trưng của bảo tàng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lấy hình tượng vũ nữ Apsara Trà Kiệu trên phù điêu mới được công nhận là bảo vật quốc gia làm biểu trưng. Tuyệt tác điêu...
13:12 - 26/04/2024
1,143 lượt xem