190
/
97008
Trẻ dưới một tuổi ăn mật ong dễ ngộ độc
tre-duoi-mot-tuoi-an-mat-ong-de-ngo-doc
news

Trẻ dưới một tuổi ăn mật ong dễ ngộ độc

Thứ 2, 07/09/2020 | 17:22:03
547 lượt xem

Bào tử C. botulinum có trong mật ong có thể phát triển và tạo độc tố trong cơ thể trẻ dưới một tuổi, gây ngộ độc.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, Học viện Nhi khoa Mỹ, đều khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong.

Tiến sĩ Đào Tuyết Trinh, nguyên phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, giải thích trẻ có thể ngộ độc do ăn mật ong vì dễ nhiễm các bào tử của vi khuẩn C. botulinum. Chúng tồn tại nhưng không thể nảy mầm, phát triển hoặc tạo ra độc tố do mật ong có tính acid cao và quá ẩm, có thể bị hệ vi sinh ở đường ruột của người lớn tiêu diệt.

Tuy nhiên, trẻ dưới một tuổi có đường ruột chưa hoàn thiện, mật ong được pha loãng trong hệ tiêu hóa ít oxy, acid thấp, các bào tử có thể phát triển trong ruột và tạo ra độc tố, từ đó gây ngộ độc botulinum.

Khi bào tử xâm nhập cơ thể trẻ, độc tố của C. botulinum gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống thần kinh, hệ hô hấp, gây tê liệt các cơ hô hấp khiến trẻ thở yếu, thậm chí không thở được. Triệu chứng ngộ độc nặng thường xuất hiện sau khi trẻ dùng mật ong 12-36 giờ. Độc tố cũng có thể gây gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, xuất hiện muộn hơn sau khoảng ba ngày và có thể kéo dài hàng tháng.

Mật ong có thể được thanh trùng ở nhiệt độ thấp để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Một số khuyến cáo cho rằng nên đun mật ong trong khoảng 30 phút ở 63-65 độ C. Khi đó, các bào tử C. botulinum sẽ bất hoạt và không có khả năng gây độc lực. Thêm vào đó, quá trình thanh trùng có thể làm hỏng hương vị và mùi thơm, chất phytochemical, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng của mật ong.

"Vì vậy, để an toàn, cha mẹ nên đợi đến khi trẻ được ít nhất một tuổi mới cho ăn mật ong", tiến sĩ Trinh cho biết.

Một ong sau quá trình chế biến. Ảnh: aol.org.au.

Một ong sau quá trình chế biến. Ảnh: aol.org.au.

Vi khuẩn kỵ khí Clostridium botulinum (C. botulinum) là vi khuẩn gram dương, hình que, hình thành bào tử, di động, có khả năng tạo ra độc tố thần kinh. Nội bào tử của vi khuẩn có thể chịu nhiệt, có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi, thường được tìm thấy trong đất, rau quả và hải sản.

C. botulinum có 4 nhóm và 7 serotype (A-G) dựa trên tính kháng nguyên của độc tố botulinum được tạo ra. Serotype A, B và E có liên quan đến bệnh truyền qua thực phẩm. Độc tố botulinum có thể gây ra bệnh liệt nặng ở người, được nhân loại ghi nhận là độc tố mạnh nhất hiện nay.

Botulinum type B nhiễm trong pate Minh Chay, thời gian qua gây ngộ độc nhiều người trên cả nước. Ít nhất 15 người đã nhập viện điều trị.

Theo Chi Lê/VnExpress

https://vnexpress.net/tre-duoi-mot-tuoi-an-mat-ong-de-ngo-doc-4158042.html

  • Từ khóa

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
196 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
221 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
629 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
636 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
716 lượt xem