190
/
62557
"Ngã ngửa" với lượng đường trong 1 lon nước ngọt
nga-ngua-voi-luong-duong-trong-1-lon-nuoc-ngot
news

"Ngã ngửa" với lượng đường trong 1 lon nước ngọt

Thứ 6, 22/06/2018 | 12:16:17
567 lượt xem

Trong 1 ngày, nếu đứa trẻ chỉ uống 1 lon nước ngọt là đã nạp 36 gram đường vào cơ thể, tương đương gần nửa lạng đường. Đây là lý do khiến trẻ em, người lớn bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều.

Ngã ngửa với lượng đường trong 1 lon nước ngọt - Ảnh 1.

Nước ngọt được coi là loại đồ uống yêu thích của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên

Tại hội thảo công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có cồn để phòng các bệnh không lây nhiễm ngày 22-6, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết hiện nay trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 gram đường, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo của WHO.

Đồ uống uống có đường hiện rất đa dạng và được trẻ em yêu thích khiến việc tiêu thụ sản phẩm này tăng nhanh nhất, gấp 7 lần trong 15 năm qua. Theo một nghiên cứu mới đây, sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất là trà uống liền (hơn 2.000 triệu lít), tiếp đến là nước uống có ga (hơn 1.000 triệu lít), đồ uống thể thao (gần 600 triệu lít), nước tăng lực và nước uống trái cây (gần 360 triệu lít).

Khảo sát cũng cho biết thị trường đồ uống có gas tại Việt Nam tăng nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,2%. "Đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, nhất là các đồ nướng, rán. Tuy nhiên, sử dụng đồ uống có đường sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm: thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, gây ra những biến chứng nặng nề như tim mạch. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay (chiếm 33%/73% nguyên nhân tử vong hàng năm). Trong khi đó, tại Việt Nam, tỉ lệ thừa cân béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tỉ lệ này tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015. Tại TP HCM tỉ lệ này lên tới 10,8%"- ông Bắc nhấn mạnh.

Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy lứa tuổi 13-17 tiêu thụ nước uống có gas nhiều nhất. Cứ 3 học sinh (13-17 tuổi) thì có 1 học sinh uống nước ngọtmỗi ngày. Trong khi đó, phân tích lượng đường trong một lon nước ngọt, một chuyên gia dinh dưỡng cho biết theo công bố trên nhãn của nhà sản xuất, 100 ml nước ngọt thì tạo ra 42 kcal. Thế nhưng một lon nước ngọt lại thường được đóng hơn 300 ml và hầu hết mọi người đều có tâm lý, đã mở ra thì cố uống, bỏ thì tiếc nên lại uống cố, đồng nghĩa với việc sẽ nạp khoảng 140 kcal. Để uống 1 lon nước ngọt rất nhanh, nhưng để tiêu thụ được lượng đường này sẽ mất khoảng 60 phút đi bộ.

PGS-TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, không chỉ nguy hiểm ở việc nạp nhiều đường mà trẻ uống quá nhiều nước ngọt có gas sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Do đó, những trẻ này không phát triển nhiều về chiều cao, trong khi đó, bề ngang lại "phát tướng" vì nước ngọt này có hàm lượng đường rất cao, dễ gây béo phì.

Ngã ngửa với lượng đường trong 1 lon nước ngọt - Ảnh 2.

Chuyên gia y tế cảnh báo nước ngọt là nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh chết người

Tại hội thảo, TS Juliawati Untoro, chuyên gia dinh dưỡng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, nhấn mạnh nước ngọt là loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng nghèo dinh dưỡng do có chứa quá nhiều đường. Tiêu thụ đồ uống có đường là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây tình trạng béo phì. Một đứa trẻ thường xuyên uống nước ngọt sẽ tăng 0,24% chỉ số khối cơ thể (IBM) so với trẻ không uống nước ngọt. Trẻ từ 2-5 tuổi thường xuyên uống nước ngọt thì nguy cơ béo phì lên tới hơn 40%. Nước ngọt cũng làm tăng cân ở người lớn.

Một nghiên cứu kéo dài trên 8 năm với 50.000 phụ nữ có và không có thói quen uống nước ngọt cho thấy những phụ nữ uống nhiều hơn 1 lon nước ngọt/ngày đã tăng tới 8 kg trọng lượng cơ thể, trong khi giảm tiêu thụ nước ngọt chỉ tăng 2,8 kg. Với mỗi lon nước ngọt uống thêm mỗi ngày, nguy cơ bị béo phì tăng 60% trong 1,5 năm.

Cùng đó, nghiên cứu trên 90.000 phụ nữ thích uống nước ngọt thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 2 lần so với người không thường xuyên uống loại đồ uống này. Việc uống trung bình 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người khi sử dụng đồ uống này. Đặc biệt, việc tiêu thụ đồ uống có đường cũng làm tăng nguy cơ bị ăn mòn răng, dễ sâu răng và tăng nguy cơ loãng xương.

Theo D.Thu/NLĐO
  • Từ khóa

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
552 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
573 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
996 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
988 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
1,092 lượt xem