Một số ý kiến cho rằng không nên vừa ăn vừa uống vì sẽ làm loãng dịch vị dạ dày. Số khác tin rằng thói quen này sẽ gây tăng cân. Một số khác nữa lại cho rằng điều này sẽ gây cản trở tiêu hóa. Vậy nước có thực sự gây hại cho chúng ta?
Điều gì xảy ra khi thực phẩm và nước cùng vào dạ dày?
Quá trình tiêu hóa sẽ bắt đầu chính thức khi chúng ta nghĩ về thức ăn: nước bọt sẽ tiết ra trong miệng.
Khi chúng ta nhai thực phẩm, chúng ta sẽ trộn chúng với nước bọt, vốn rất giàu các enzym tiêu hóa.
Thức ăn được làm mềm di sẽ vào dạ dày và tiếp tục được tiêu hóa bởi dịch vị dạ dày.
Trung bình, dạ dày cần 4 tiếng để để tiêu hóa thức ăn trước khi biến chúng thành dưỡng trấp (dịch nuôi). Dưỡng chấp này sẽ đi vào ruột non và tất cả các dinh dưỡng trong dịch này sẽ được hấp thu vào cơ thể.
Nước không ở lại dạ dày lâu. Cứ 10 phút, dạ dày sẽ di chuyển khoảng 300ml nước. Vì vậy nếu bạn uống trong khi ăn, nước sẽ không ở lại lâu trong dạ dày. Nó đi qua thức ăn rất nhanh, làm ướt thức ăn và rời khỏi dạ dày nhanh chóng
Nước không làm giảm độ axit của dịch vị
Cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp nhưng được điều chỉnh tốt. Nếu dạ dày cảm thấy nó không thể tiêu hóa được cái gì đó, nó sẽ tạo ra nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của dịch vị.
Thậm chí, ngay cả khi bạn uống tới hơn 2 lít nước một lúc cũng sẽ không ảnh hưởng tới độ axit trong dạ dày.
Trên thực tế, trong thức ăn cũng rất nhiều nước. Ví như 1 quả cam có tới 86% là nước.
Các nghiên cứu cho thấy một số thực phẩm có thể làm giảm độ axit của dạ dày nhưng nó cũng sẽ phục hồi rất nhanh.
Nước không ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy nước sẽ đẩy thức ăn rắn xuống ruột khi nó chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Các nhà khoa học cho biết lượng chất lỏng sẽ rời cơ thể nhanh hơn thực phẩm rắn nhưng không làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa.
Vậy chúng ta có thể uống trong khi ăn?
Sẽ vô hại nếu bạn uống trong khi ăn. Hơn thế, nước còn làm mềm thức ăn rắn.
Tuy nhiên, đừng uống trước khi nuốt thức ăn vì nước bọt có chứa các enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn.
Uống đồ uống có cồn cũng tốt với người đang muốn ăn ít đi.
Uống trà trong bữa ăn cũng không có gì đáng ngại bởi nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về độ axit trong dạ dày sau khi uống trà hoặc nước.
Nhiệt độ nước uống cũng không ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa hay hấp thu dinh dưỡng. Dạ dày có thể làm nóng hay nguội thức ăn về nhiệt độ cần thiết. Nhưng nên uống nước ấm khoảng 65 độ C.
Nhân Hà/Dân trí
Theo BR