190
/
59259
Sơ cứu nạn nhân bỏng hô hấp, ngạt khí do cháy như thế nào?
so-cuu-nan-nhan-bong-ho-hap-ngat-khi-do-chay-nhu-the-nao
news

Sơ cứu nạn nhân bỏng hô hấp, ngạt khí do cháy như thế nào?

Thứ 7, 24/03/2018 | 08:30:52
796 lượt xem

Vụ cháy tại Carina Plaza (quận 8,TPHCM) khiến 13 người chết, gần 60 người phải vào viện cấp cứu. Trong 13 ca tử vong, hầu hết là do ngạt khói độc. Theo các chuyên gia, trong các vụ cháy đa phần nạn nhân chết vì ngạt khí trước khi chết vì nhiệt.

Hầu hết nạn nhân bị bỏng hô hấp

Theo thông báo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, nạn nhân của vụ cháy rạng sáng nay tại chung cư Carina Plaza con số tử vong là 13 người, 59 nạn nhân được cấp cứu tại các bệnh viện.

Tại BV Quận 6 hiện đang cấp cứu cho 26 bệnh nhân, BV Nguyễn Tri Phương 11 người, BV Hùng Vương 1 người, BV Triều An 1 người.

Tại BV Chợ Rẫy, tính đến 11 giờ ngày 23.3, có 10 bệnh nhân trong vụ cháy Carina nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bỏng đường hô hấp rất nặng, gần như bỏng hô hấp 100%. Các bác sĩ đã nội soi để hút khói bụi đường hô hấp cho 5 bệnh nhân ngay từ 2h sáng, các bệnh nhân còn lại đang tiếp tục xử trí hô hấp để giải phóng đường thở. Bệnh nhân nặng nhất là nam thanh niên 35 tuổi, sau khi nội soi đang được hồi sức tích cực.

Hiện các bệnh nhân đã được chuyển lên khoa Nội hô hấp và khoa Hồi sức cấp cứu để tiếp tục điều trị.

Nói về nguy cơ bỏng hô hấp trong các vụ cháy, TS.BS Nguyễn Như Lâm, Phó Giám đốc Viện Bỏng quốc gia cho biết, trong các vụ cháy, nạn nhân rất dễ bị ngộ độc bởi khói độc tạo ra trong đám cháy. Khi luồng khói sộc thẳng vào mặt có thể khiến nạn nhân ngất xỉu ngay tại chỗ.

Nạn nhân của các vụ cháy cũng có nguy cơ bỏng đường hô hấp rất cao. Bởi trong các vụ cháy, nhiệt độ lên quá cao khi hít phải khí nóng sẽ gây tổn thương niêm mạc, đường thở từ mũi, miệng đến phổi.

Tình trạng bỏng hô hấp sẽ khiến người bệnh nhanh chóng bị phù nề, tiết dịch trong đường thở khiến đường thở bị chít hẹp, phù nề. Trong đám cháy, lượng oxy đang thiếu lại càng trở nên thiếu hơn do người bệnh khó thở. Quá trình này kéo dài sẽ khiến người bệnh ngộ độc do thiếu oxy, ngất xỉu.

Bỏng hô hấp cũng để lại những di chứng rất nặng nề, khó cứu chữa vì bỏng sâu vào đường thở. Tình trạng bỏng hô hấp nặng bệnh nhân sẽ ngày càng tiến triển nặng lên, bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, tỷ lệ tử vong 80%.

Về nguy cơ bỏng hô hấp, ngạt khí trong các vụ cháy, BS Nguyễn Thống, nguyên Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội) cũng cho biết, trong các đám cháy khói chứa rất nhiều chất độc nguy hiểm.

Đa phần nạn nhân ngất xỉu, tử vong đầu tiên do hít phải khói độc rồi mới đến nguy cơ chết vì bỏng nhiệt. Trong các trường hợp nhập viện vì hít phải khói, các bác sĩ hay gặp bệnh nhân bị ngộ độc do khí CO, rất độc với hệ hô hấp và tuần hoàn. Nhẹ thì người bệnh có biểu hiện nôn mửa, đau đầu, rối loạn tâm thần, nặng thì hôn mê, trụy tim mạch, tử vong. Tùy từng nồng độ, cơ địa, thời gian hít phải khói mà tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có vẻ vẫn tỉnh táo nhưng bỏng hô hấp sẽ dần tiến triển nặng lên. Vì vậy, tiên lượng các ca bỏng hô hấp là vô cùng khó khăn.

Cấp cứu như thế nào?

BS Thống khuyến cáo, với tất cả những trường hợp bỏng hô hấp cần được xử trí kịp thời, trước tiên là tách bệnh nhân ra khỏi môi trường nhiệt nóng của đám cháy. Hãy đưa bệnh nhân ra nơi thoáng ký, thở oxy ngay để thải khí CO và Cyanide ra khỏi cơ thể.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ khám xem xét có cần nội soi đường thở để hút đờm dãi, chẩn đoán mức độ bỏng hô hấp để điều trị.

Để giảm nguy cơ ngạt khí, bỏng hô hấp, khi xảy ra cháy, khói nhiều thì tìm lối ra bằng cách cần đi cúi thấp xuống sát sàn nhà, nơi ít khói nhất; không sử dụng thang máy, thoát ra ban công chờ người cứu hoặc xuống cầu thang bộ.

Đặc biệt, hãy luôn tẩm ướt chăn, khăn để chùm vào người, che kín mũi khi di chuyển để ngăn hít phải khói độc.

Còn với những nạn nhân đã thoát ra khỏi đám cháy, TS Lương Quốc Chính (khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo chỉ cần hít phải khói độc trong đám cháy, người dân không nên chủ quan mà phải đi khám vì có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến viêm phổi. Đặc biệt khi có biểu hiện ho, khó thở nhẹ, khạc ra đờm màu đen như bồ hóng, nhức đầu, buồn nôn, thở nhanh, mạch nhanh thì phải đi viện ngay.

Theo Hồng Hải/Dân trí

  • Từ khóa

3 nguyên nhân âm thầm khiến chúng ta già trước tuổi

Thuốc lá, rượu bia và thiếu ngủ là những tác nhân rõ ràng làm suy giảm sức khỏe, thúc đẩy lão hóa và khiến chúng ta trông già hơn. Tuy nhiên, một số yếu...
17:23 - 21/09/2024
43 lượt xem

Cảnh báo bệnh tim mạch ở người trẻ

Chỉ riêng Viện Tim mạch Việt Nam, trong số 3.500-4.000 ca can thiệp mỗi năm thì có 15%-17% bệnh nhân dưới 40 tuổi
08:53 - 21/09/2024
269 lượt xem

Phát hiện sức mạnh tiềm ẩn của 1 - 2 tép tỏi mỗi ngày

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Frontiers in Nutrition, đã làm sáng tỏ thêm sức mạnh tiềm ẩn của việc tiêu thụ tỏi sống đối với...
16:38 - 21/09/2024
73 lượt xem

Tế bào gốc không có khả năng chữa bách bệnh

Nhiều người Việt Nam được tư vấn ra nước ngoài sử dụng liệu pháp tế bào, tế bào gốc với chi phí rất lớn, trong đó có những tình huống thực chất là tham...
14:40 - 20/09/2024
666 lượt xem

7 cách giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột

Nếu không gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể nghĩ rằng không cần phải làm gì để chăm sóc đường ruột. Tuy nhiên, các vi khuẩn đường ruột sẽ ảnh hưởng đến...
12:20 - 20/09/2024
742 lượt xem