190
/
58986
Nhiều người có nguy cơ cụt chi vì đắp lá, ngâm chân “đả thông kinh mạch”
nhieu-nguoi-co-nguy-co-cut-chi-vi-dap-la-ngam-chan-da-thong-kinh-mach
news

Nhiều người có nguy cơ cụt chi vì đắp lá, ngâm chân “đả thông kinh mạch”

Thứ 6, 16/03/2018 | 09:43:36
1,118 lượt xem

Bệnh viện Nội tiết Trung ương lên tiếng cảnh báo trước nguy cơ nhiều bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí cắt cụt chi do ngâm chân bằng nước nóng, tự ý đắp các loại thuốc lá để “đả thông kinh mạch”, giảm cảm giác tê bì.

Bệnh nhân Trần Ngọc H. (42 tuổi, Hàng Bè, Hà Nội) mới được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 một năm nay, nhưng không đều đặn dùng thuốc.

Trước thời điểm nhập viện 2 tuần, bệnh nhân bị sưng nề mắt cá trong bàn chân trái. Nghe mọi người mách chỉ cần ngâm chân nước nóng nấu cùng hỗn hợp lá lốt, gừng, muối sẽ khỏi nên bệnh nhân đã thực hiện theo.

Hai ngày liên tiếp ngâm chân nước nóng hỗn hợp trên (không rõ nhiệt độ nước), bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tình trạng bong da, loét bỏng rộp và chảy mủ nhiều tại vị trí bị tổn thương, sốt cao sưng tấy đỏ bàn chân, chảy dịch hôi vàng trong và có dấu hiệu lan rộng nhanh.

Một bệnh nhân tiểu đường bị bỏng, loét do không cảm nhận được nhiệt độ nước nóng khi ngâm chân. Ảnh: BS cung cấp.

Một bệnh nhân tiểu đường bị bỏng, loét do không cảm nhận được nhiệt độ nước nóng khi ngâm chân. Ảnh: BS cung cấp.

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị sốt cao kèm sưng nề tấy đỏ cẳng cổ bàn chân lan lên 1/2 bàn chân, đường huyết cao 27,7 mmol/l kèm theo nhiễm ceton niệu (nhiễm ceton trong đường nước tiểu).

Tương tự, trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn D.(61 tuổi, Mỹ Đức, Hà Nội) đang điều trị tại BV với tổn thương chân nghiêm trọng, nhiễm trùng, hoại tử sâu rộng.

Ông D. đã 13 năm bị đái tháo đường. Một tháng trước khi nhập viện, bệnh nhân bị biến chứng thần kinh gây tê bì bàn chân, để giảm triệu chứng tê bì bệnh nhân đã tự ý ngâm chân bằng nước nóng với nhiệt độ cao. Bệnh nhân cũng tự ý dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc đắp lên bàn chân khiến vết thương tiếp tục bỏng sâu, chảy dịch hôi thối.

Ths.Bs Nguyễn Ngọc Thiện (Phó trưởng khoa Chăm sóc bàn chân – BV Nội tiết TƯ) cho biết, các trường hợp ngâm chân nước ấm, đắp thuốc nam như trên không phải là cá biệt, mà là rất phổ biến.

Rất nhiều bệnh nhân dù vẫn đến viện khám định kỳ, được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc nhưng vẫn tự ý dùng các bài thuốc dân gian để đắp chân, ngâm chân với mục đích “đả thông kinh mạch”, chân đỡ bị tê bề. Hậu quả là nhiều trường hợp bị Tự ý ngâm chân bằng nước nóng, lá cây không rõ nguồn gốc người mắc tiểu đường cẩn thận cắt cụt chi

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường do thiếu hiểu biết thường có thói quen ngâm chân bằng nước ấm, nóng hoặc tự ý đắp các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc để giảm cảm giác tê bì, đả thông kinh mạch, làm sạch và phòng ngừa biến chứng bàn chân. Tuy nhiên, cũng vì thói quen này người tiểu đường đang đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng, hoại tử, phải cắt cụt chi. Bởi bệnh nhân tiểu đường không cảm nhận được nhiệt độ cao thấp nên dễ bị bỏng .

“Tại khoa chúng tôi, tháng nào cũng tiếp nhận ít nhất 2-3 ca mắc tiểu đường bị bỏng bàn chân do ngâm nước nóng, nước lá với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có những bị bỏng nặng nhưng không đến viện sớm, khi đi viện thì đã hoại tử lan rộng khó chữa, thậm chí phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng”, BS Thiện cho biết.

BS Thiện khuyến cáo người bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên tự ý ngâm chân bằng nước nóng hay đắp các loại thuốc không rõ nguồn gốc để giảm cảm giác đau, rát, tê bì. Cần phải đi khám khi xuất hiện các nốt chai, loét bàn chân, không tùy tiện cắt bỏ vết chai.

Theo Hồng Hải/Dân trí

  • Từ khóa

Mùa lạnh: Bác sĩ cảnh báo gia tăng đột quỵ xuất huyết não

Thời tiết lạnh, chuyển mùa có thể làm co giãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ xuất...
07:14 - 22/11/2024
76 lượt xem

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
419 lượt xem

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai do Nhật Bản bào chế

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng...
14:26 - 21/11/2024
460 lượt xem

'Hay nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều', bác sĩ chỉ ra bệnh, cách phòng

Nhiều người ở độ tuổi trung niên thường có biểu hiện nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều tối. Nếu không nhận biết và điều trị đúng bệnh, có thể...
13:13 - 21/11/2024
502 lượt xem

Đau đầu ở đâu nói lên điều gì?

Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến mà hầu hết mọi người gặp phải nhiều lần trong đời. Các vị trí đau đầu khác nhau phản ánh tình trạng sức khỏe khác...
10:44 - 21/11/2024
588 lượt xem