190
/
58753
"Đầu ra" của trẻ sơ sinh quan trọng tới mức nào?
dau-ra-cua-tre-so-sinh-quan-trong-toi-muc-nao
news

"Đầu ra" của trẻ sơ sinh quan trọng tới mức nào?

Thứ 6, 09/03/2018 | 16:54:04
777 lượt xem

Các bác sĩ nhi khoa thường yêu cầu cha mẹ mới sinh con theo dõi “đầu ra” của con để đảm bảo rằng trẻ được ăn uống đúng cách và mọi thứ đều hoạt động tốt. Báo cáo mới đăng tải vào thứ 4 vừa qua cho thấy phân của trẻ cho chúng ta biết nhiều hơn về đứa trẻ.

Bất cứ ai cũng hiểu rằng “đầu ra” của trẻ sơ sinh rất quan trọng. Độ axit sẽ nói cho bác sĩ biết về hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của trẻ hay là sự cân bằng của vi khuẩn “tốt” sẽ giúp tiêu hóa thực phẩm dễ dàng và bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật.

Nghiên cứu chỉ ra rằng độ pH, đo tính axit hay kiềm, đã liên tục tăng kể từ năm 1920.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này giúp giải thích tại sao có sự gia tăng dị ứng và hen suyễn ở những nơi được cho là hiện đại văn minh.

Bethany Henrick, ĐH Nebraska và Công ty Evolve BioSystems, đã xem xét các nghiên cứu về phân trẻ em từ 1926, khi các nhà nghiên cứu lần đầu tiên mô tả các vi khuẩn trong phân trẻ.

“Tổng kết 14 nghiên cứu lâm sàng trong giai đoạn 1926-2017 trên 312 trẻ bú mẹ khỏe mạnh đã cho thấy độ pH từ 5 lên 6,5”, báo cáo đăng tải trên tạp chí mSphere.

Độ pH thấp cho thấy tính axit ngày càng nhiều bởi độ pH từ 7 trở lên đã là có tính kiềm.

Sự thay đổi tăng tốc từ những năm 1980.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng đo pH là cách nhanh chóng để đo xem liệu hệ tiêu hóa của trẻ có đủ các vi khuẩn có lợi thuộc nhóm Bifidobacterium không. Khi những vi khuẩn này “tiêu hóa” sữa, chúng sẽ tạo ra axit và axit đó sẽ thể hiện ở “đầu ra” của trẻ.

Loại khuẩn Bifidobacteria đặc biệt có lợi cho đường ruột là B. infantis. Những trẻ có nhiều khuẩn B. sẽ có lượng chất thải có tính axit cao hơn những trẻ thiếu khuẩn này.

Mọi người đều có vi khuẩn - 1 quần thể siêu vi vùng nấm men mà có thể ảnh hưởng tới tất cả các chức năng trong cơ thể, từ việc hấp thu thực phẩm đến phản ứng hệ miễn dịch.

Vi khuẩn lành mạnh là gì?

Trẻ sinh ra gần như vô trùng và nhận vi trùng từ bữa ăn đầu tiên, từ mẹ, môi trường sống.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng để chỉ ra các yếu tố của một vi sinh vật tối ưu. Ví dụ như những người mất cân bằng hệ vi sinh sẽ dễ bị béo phì.

Hệ tiêu hóa là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của hệ miễn dịch – vì các loài động vật đều nhiễm trùng từ thực phẩm. Vi khuẩn đầu tiên xuất hiện trong hệ tiêu hóa có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ miễn dịch.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy vi khuẩn đường ruột có thể tác động tới nguy cơ hen suyễn ở trẻ.

“Có bằng chứng rõ ràng cho thấy hệ vi sinh đường ruột của trẻ có ý nghĩa lâu dài tới sức khỏe của trẻ và các rối loạn của thành phần vi sinh vật có thể dẫn tới chứng viêm mãn tính và các bệnh liên quan đến miễn dịch”, Henrick và các cộng sự viết.

"Vì vậy, sự mất mát khuẩn nhóm Bifidobacterium và sự thay đổi rõ rệt của môi trường đường ruột, qua đo độ pH, là lời giải thích thuyết phục cho sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng và tự miễn ở các nước giàu có”.

Theo nhóm của Henrick, có 3 yếu tố chính có thể giết chết các vi khuẩn có lợi này:

1. Sữa công thức

Cho trẻ uống sữa công thức thay vì sữa mẹ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể chúng.

2. Kháng sinh

Các bà mẹ thường cho trẻ uống kháng sinh khi bệnh và những kháng sinh này sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.

3. Sinh mổ

Sinh mổ sẽ làm giảm khả năng hấp thu vi khuẩn tốt ở trẻ sơ sinh. Tại Mỹ, theo thống kê của TT Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh CDC, tỉ lệ sinh mổ đã giảm từ năm 2007 nhưng vẫn có 1/3 trẻ chào đời sinh mổ vào năm 2015.

Theo Nhân Hà/Dân trí 

  • Từ khóa

Mùa lạnh: Bác sĩ cảnh báo gia tăng đột quỵ xuất huyết não

Thời tiết lạnh, chuyển mùa có thể làm co giãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ xuất...
07:14 - 22/11/2024
64 lượt xem

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
407 lượt xem

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai do Nhật Bản bào chế

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng...
14:26 - 21/11/2024
450 lượt xem

'Hay nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều', bác sĩ chỉ ra bệnh, cách phòng

Nhiều người ở độ tuổi trung niên thường có biểu hiện nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều tối. Nếu không nhận biết và điều trị đúng bệnh, có thể...
13:13 - 21/11/2024
492 lượt xem

Đau đầu ở đâu nói lên điều gì?

Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến mà hầu hết mọi người gặp phải nhiều lần trong đời. Các vị trí đau đầu khác nhau phản ánh tình trạng sức khỏe khác...
10:44 - 21/11/2024
579 lượt xem