190
/
55790
Thầy lang cắt lể “máu độc” ở chân, bệnh nhi suýt mất mạng
thay-lang-cat-le-mau-doc-o-chan-benh-nhi-suyt-mat-mang
news

Thầy lang cắt lể “máu độc” ở chân, bệnh nhi suýt mất mạng

Thứ 3, 05/12/2017 | 08:17:18
567 lượt xem

Thấy chân của con bị sưng tấy kèm đau nhức phụ huynh đã đưa đi nhờ thầy lang cắt lể, nặn “máu độc”. Hơn 1 tuần sau chân bệnh nhi bị sưng tấy, nhiễm trùng, hoại tử phải nhập viện cấp cứu.

Cậu bé M.T. (9 tuổi, ngụ tại Trảng Bàng, Tây Ninh) vừa phải chuyển đến một bệnh viện tư nhân trên địa bàn TPHCM cấp cứu trong tình trạng chân phải sưng nề, hoại tử. Sau khi thăm khám bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị sốt cao, chân trái sưng to, căng cứng, tấy đỏ, đau nhức dữ dội. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân không thể tự đứng và di chuyển được.

Sau khi bác sĩ rạch da, rất nhiều mủ trào ra từ cẳng chân bệnh nhi

Sau khi bác sĩ rạch da, rất nhiều mủ trào ra từ cẳng chân bệnh nhi

Qua khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết, khoảng 1 tuần trước bé có biểu hiện đau và tấy đỏ ở chân trái. Thay vì đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, điều trị, phụ huynh lại đưa bé đến thầy lang. Tại đây, bệnh nhi đã được thầy lang dùng lưỡi lam cắt lể để “nặn máu độc”. Tuy nhiên, sau nhiều ngày điều trị bằng phương pháp trên, tình trạng bệnh nhi chẳng những không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm.

Ngày 27/11, thấy con trong tình trạng sốt cao, lơ mơ, phụ huynh vội đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau thăm khám, bác sĩ xác định cẳng chân trái bệnh nhi bị viêm tấy, nhiễm trùng hoại tử, nguy cơ nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng. Sau hội chẩn, bác sĩ chỉ định phẫu thuật khẩn để tránh nguy hiểm cho bệnh nhi.

Trong cuộc mổ, ê kíp phẫu thuật ghi nhận, sau khi rạch da trên xương chày bệnh nhi thì rất nhiều mủ trắng đục trào ra, nhiều mô đã hoại tử. Các bác sĩ phải cắt lọc, nạo viêm khoang xương, tháo mủ, dẫn lưu liên tục để thoát mủ và giảm áp lực trong tủy xương. Gần 1 tuần sau khi được can thiệp, sức khỏe bệnh nhi đã bình phục tốt.

Từ trường hợp trên, bác sĩ cho biết: Ở một số địa phương, người dân còn áp dụng phương pháp cắt lể (véo lên chỗ da cần lể rồi dùng dao hoặc kim, mảnh thủy tinh để rạch những vết nhỏ và nặn máu vài lần). Một số trường hợp còn được đắp thuốc không rõ loại. Việc “điều trị” bằng phương pháp trên không chỉ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh viêm gan, HIV... mà còn gây chảy máu khó cầm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử chi, xuất huyết não, tử vong.

Theo Vân Sơn/Dân trí

  • Từ khóa

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
7 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
95 lượt xem

Mùa lạnh: Bác sĩ cảnh báo gia tăng đột quỵ xuất huyết não

Thời tiết lạnh, chuyển mùa có thể làm co giãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ xuất...
07:14 - 22/11/2024
189 lượt xem

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
533 lượt xem

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai do Nhật Bản bào chế

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng...
14:26 - 21/11/2024
573 lượt xem