Tưởng chừng như vô hại nhưng thói quen ngồi bắt chéo chân có thể gây nên một vấn đề về xương khớp, huyết áp, tuần hoàn máu.
Nhiều người có thói quen ngay khi ngồi là bắt chéo chân. Tuy nhiên, tư thế này có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Gây tê liệt dây thần kinh: Khi duy trì một tư thế trong nhiều giờ có thể khiến chân và bàn chân bị tê. Việc ngồi bắt chéo chân này qua chân kia có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh xương mác ở phía sau đầu gối, có thể dẫn đến hội chứng tê liệt dây thần kinh xương mác, khiến bạn không thể nâng phần nửa trên của bàn chân và các ngón chân.
Ảnh hưởng tới huyết áp: Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy khi ngồi bắt chéo chân trong một thời gian dài có thể gây tăng huyết áp. Ngay cả khi bạn không có vấn đề về huyết áp cũng nên tránh tư thế này để đảm bảo sự tuần hoàn, lưu thông máu. Và đây cũng chính là lý do khi đo huyết áp cho bệnh nhân, bác sĩ hay y tá luôn yêu cầu bạn đặt tay trên bàn và không ngồi bắt chéo chân.
Gây mất cân bằng vùng xương chậu: Khi ngồi bắt chéo chân này lên chân kia khiến một bên cơ đùi phải giãn ra nhiều hơn, gây mỏi các khớp và lệch vị trí.
Giãn tĩnh mạch?: Việc bị giãn tĩnh mạch có thể bị ảnh hưởng do ngồi vắt chéo chân, vì ở tư thế này lâu làm tăng sức cản máu về tim, gây giãn tĩnh mạch.
"Tĩnh mạch mạng nhện" xấu xí: "Tĩnh mạch mạng nhện" là những mạch máu nhỏ li ti dài khoảng vài milimet hoặc vài centimet thấy được như hình mạng nhện ngay dưới bề mặt da trông sẽ mất thẩm mỹ. Nếu không muốn điều đó, phụ nữ hãy từ bỏ thói quen không tốt này. (Ảnh KT)
Thoái hoá: Bệnh viêm khớp thoái hóa có thể gặp ở tuổi 30, lý do không ngờ tới là do họ ngồi bắt chéo chân. Ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài hơn ba giờ mỗi ngày có thể dẫn đến đau lưng, cổ và khó chịu ở hông. (Ảnh KT)
CTV Nguyễn Như/VOV.VN
Theo Brightside