190
/
55379
Ti vi ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhỏ như thế nào?
ti-vi-anh-huong-tieu-cuc-den-tre-nho-nhu-the-nao
news

Ti vi ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhỏ như thế nào?

Thứ 5, 23/11/2017 | 08:06:48
660 lượt xem

Để ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực, phụ huynh nên kiểm soát các chương trình trẻ em xem trên TV.

Việc xem truyền hình quá nhiều và không giám sát có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Học viện Nhi khoa Mỹ và Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ em từ 2 tuổi trở lên chỉ nên xem chương trình truyền hình phù hợp từ 1-2 giờ mỗi ngày. Đứa trẻ từ 8 đến 18 tuổi trung bình xem bốn tiếng TV mỗi ngày.

Để ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực của truyền hình, AAP khuyến cáo phụ huynh nên kiểm soát các chương trình trẻ em xem trên truyền hình và nói chuyện với con về những gì chúng thấy trên TV.

tv anh huong tieu cuc den tre nho nhu the nao hinh 1

Hành vi bạo lực

Một đứa trẻ trung bình nhìn thấy 200,000 hành động bạo lực trên TV trước tuổi 18, những hành động này có thể khiến những đứa trẻ trở nên hung hăng và quen với bạo lực.  Truyền hình không cho thấy những hệ quả của hành vi bạo lực hoặc chúng được bào chữa qua hành động của những nhân vật tốt. Tất cả những hành động thô bạo từ phim ảnh và trên các mặt báo có thể làm trẻ sợ hãi, đây là tiền đề của những cơn ác mộng hoặc khiến trẻ e dè với cuộc sống bên ngoài.

Thuốc lá, rượu và chất kích thích

Trẻ thấy hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích trên TV. Mặc dù quảng cáo thuốc lá bị cấm, trẻ em vẫn nhìn thấy hình ảnh hút thuốc trên truyền hình. Theo như KidsHealth.org, những đứa trẻ xem TV nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày dễ hút thuốc hơn đáng kể so với những trẻ xem ít hơn 2 giờ. Thêm vào đó một nghiên cứu trích từ AAP tìm ra sự tương quan đồng biến giữa tiếp xúc vô tuyến và nhạc với sử dụng đồ uống chứa cồn trong độ tuổi thanh thiếu niên.

tv anh huong tieu cuc den tre nho nhu the nao hinh 2

Dinh dưỡng và béo phì

Chương trình truyền hình thường dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh và nghiện xem TV có liên quan tới chứng béo phì. Trung bình trẻ em tiếp xúc với 15 mục (chương trình) quảng cáo đồ ăn mỗi ngày và 98% của những thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, trích dẫn một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia tài trợ từ năm 2009 trong "Tạp chí Y tế Truyền thông". 

Ngoài ra cách ăn uống không lành mạnh được chiếu trong những chương trình yêu thích của trẻ nhỏ. Thêm vào đó xem TV hàng giờ thường gắn liền với ăn vặt và không vận động.

Tình dục

Các chương trình truyền hình là nguồn thông tin số 1 cung cấp thông tin về giới tính cho trẻ nhỏ, bác sĩ Hernan Delgado, bệnh viện Nhi Đồng Boston, tác giả chính của một nghiên cứu của về xem truyền hình và tình dục cho hay. Nghiên cứu được công bố tại Hiệp hội Học thuật Nhi khoa trong năm 2009 chỉ ra rằng trẻ em càng được tiếp xúc sớm với những nội dung dành cho người lớn qua TV và phim ảnh càng sớm có hoạt động tình dục trong độ tuổi thanh thiếu niên. 

Chương trình truyền hình thường làm cho những hành vi tình dục nguy hiểm trở nên cá tính và kích thích mà hoàn toàn không cho thấy những hệ quả trong đời thực./.

CTV Vi Linh/VOV.VN Theo Live Strong

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
72 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
200 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
258 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
699 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,239 lượt xem