Các tế bào thần kinh, neuron, rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất, khi bị đột quỵ, vùng não thiếu máu nuôi sẽ ngưng hoạt động rồi “chết” đi trong vòng vài giây đến vài phút. Trong đột quỵ do tắc động mạch lớn, cứ qua 1 phút có khoảng 2 triệu neuron sẽ chết đi.
Đột quỵ tuy đứng hàng thứ ba trong các bệnh gây tử vong ở người lớn, sau ung thư và tim mạch. Ở Việt Nam, theo Bộ Y Tế, có hơn 200.000 ca đột quỵ mỗi năm, và tỷ lệ tử vong còn cao do cấp cứu muộn, không tôn trọng “giờ vàng” điều trị. Giờ vàng để cứu đột quỵ là gì? Vì sao cần quý, tôn trọng?
Hai loại đột quỵ thường gặp
Đột quỵ (tai biến mạch não, stroke) là tình trạng não bị tổn thương do các bệnh lý gây thiếu máu cấp tính cho hệ thần kinh trung ương, não bộ. Sự thiếu máu đồng nghĩa thiếu oxy và chất dinh dưỡng nếu không được phục hồi sẽ làm tổn thương và chết các tế bào, neuron, não.
Có ba nhóm đột quỵ: (1) Tắt mạch máu lên não gây thiếu máu (nhồi máu não, nhũn não) chiếm đến 71% trường hợp đột quỵ, (2) Xuất huyết (vỡ mạch máu não) chiếm 26% và (3) Các nguyên nhân khác chỉ chiếm 3% còn lại.
Tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng lớn càng lớn, hơn 83% số trường hợp đột quỵ là ở lứa tuổi từ 50 trở lên.
Đột quỵ tuy đứng hàng thứ ba về bệnh gây tử vong ở người lớn, sau ung thư và tim mạch, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật.
Thống kê cho thấy, tới 50% số bệnh nhân bị đột quỵ tử vong, 90% bệnh nhân sống sót gặp phải di chứng, và có nguy cơ tái phát. Các di chứng gồm yếu tay, chân; liệt nửa người; nói, viết khó, suy giảm trí nhớ…
Theo giáo sư Stephen Davis, Chủ tịch Hội Đột quỵ thế giới, mỗi năm toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong.
Ở Việt Nam, theo Bộ Y Tế, có hơn 200.000 ca đột quỵ /năm, trong đó nhồi máu não chiếm 70-80% và tỷ lệ tử vong còn cao do đến muộn.
Thời gian “vàng” để cứu người bị đột quỵ
Các tế bào thần kinh, neuron, rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất, khi bị đột quỵ, vùng não thiếu máu nuôi sẽ ngưng hoạt động rồi “chết” đi trong vòng vài giây đến vài phút. Trong đột quỵ do tắc động mạch lớn, cứ qua 1 phút có khoảng 2 triệu neuron sẽ chết đi.
Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, và được điều trị thuốc làm tan huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan.
Theo GS. Nguyễn Văn Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện 108, chỉ có khoảng dưới 1% bệnh nhân bị đột quỵ được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đúng cách trước khi đến bệnh viện. Kiến thức về "giờ vàng" (3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ) đối với bệnh nhân chưa được thông tin, nắm bắt nên hậu quả để lại là một gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tại buổi tư vấn "Đừng gục ngã vì đột quỵ", do Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tổ chức sáng 29-10, TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng đơn vị đột quỵ cho biết nguyên tắc mọi người cần phải nằm lòng là "Càng mất thời gian là càng mất não”
Đôi điều bàn luận
Với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm so với trước đây rất nhiều. Phương pháp can thiệp nội mạch được Hội Đột quỵ Hoa kỳ đưa vào điều trị năm 2015 được nhiều nước áp dụng. Tại Việt Nam, người bệnh tắc nghẽn động mạch lớn, can thiệp nội mạch cho hiệu quả đến 80%.
Tuy nhiên, việc cấp cứu can thiệp nội mạch chỉ có hiệu quả nếu được tiến hành sớm, sau 6 giờ việc tái thông mạch máu không còn tác dụng. Do đó, khi có bệnh nhân đột quỵ, tốt nhất là đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất theo phương châm của TS.BS Nguyễn Bá Thắng: “Méo cười, ngọng nói, xuội tay. Mau gọi cấp cứu đi ngay đừng chờ”.
Tuyệt đối: (1) không dùng thuốc hạ áp uống hay ngậm dưới lưỡi khi chưa biết đột quỵ loại gì, (2) không cho bệnh nhân ăn uống để đề phòng nôn ói, trào ngược thức ăn vào đường thở, và (3) không nên cố gắng sơ cứu theo thói quen, đặc biệt dùng những thủ thuật “dân gian”, thuốc nam mách miệng… sẽ hao phí thời gian vàng để cứu bệnh nhân.
TS.BS Trần Bá Thoại
Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM