190
/
178247
Để tiêm chủng không tốt, ca sởi tăng cao địa phương phải chịu trách nhiệm
de-tiem-chung-khong-tot-ca-soi-tang-cao-dia-phuong-phai-chiu-trach-nhiem
news

Để tiêm chủng không tốt, ca sởi tăng cao địa phương phải chịu trách nhiệm

Thứ 6, 28/03/2025 | 14:47:00
1,999 lượt xem

Bộ Y tế cho hay với những địa phương không tổ chức tốt công tác tiêm chủng, để số ca sởi tăng cao sẽ phải chịu trách nhiệm.

ca sởi - Ảnh 1.

Đoàn công tác của Bộ Y tế do thứ trưởng Trần Văn Thuấn dẫn đầu kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN

Ngày 28-3, đoàn công tác Bộ Y tế do thứ trường Trần Văn Thuấn dẫn đầu đã đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) kiểm tra công tác về phòng chống dịch sởi.

Bệnh sởi đang lan rộng các tỉnh phía Bắc

Bác sĩ Cao Minh Hiệp - trưởng phòng Kế hoach tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1 - cho hay trong 3 tháng đầu năm 2025 bệnh viện ghi nhận 1.520 ca sởi điều trị nội trú và không có ca tử vong, trong đó có 68,9% là bệnh nhân từ các tỉnh chuyển đến.

Riêng năm 2024 bệnh viện tiếp nhận 3.395 trường hợp, trong đó TP có 997 ca (chiếm 29,4%), còn lại là bệnh nhân từ các tỉnh chiếm 70,6%. Đáng nói tỉ lệ trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc nhiều nhất với khoảng 1.100 ca.

Ông Võ Hải Sơn - cục phó Cục phòng bệnh (Bộ Y tế) cho hay từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 52.000 ca sởi, nhiều nhất là các tỉnh phía Nam. Sau kỳ nghỉ Tết, dịch sởi lan rộng ở miền Bắc nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Sau công điện 116/CĐ-TTg của Thủ tướng vào tháng 11-2024 về tăng cường phòng chống dịch sởi, nhiều địa phương đăng ký vắc xin nhưng còn hạn chế, các tỉnh còn chủ quan, tiêm vắc xin chậm.

Thêm nữa, việc tổ chức tiêm chủng gần như chỉ có ngành y tế vào cuộc, các ngành khác không tham gia nhiều, không huy động được người dân đến tiêm chủng. Sự chậm trễ trong quản lý, dẫn đến chậm trễ trong công tác chống dịch.

Trước tình hình đó, Thủ tướng đã có công điện 23/CĐ-TTg, yêu cầu hoàn thành chiến dịch tiêm bù, tiêm vét trước ngày 31-3.

"Thông thường, sau tiêm chủng 2 tuần sẽ đạt được miễn dịch, nếu sau ngày này tỉnh nào để xảy ra số ca mắc cao là những địa phương tiêm chủng không tốt.

Chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế và Thủ tướng sẽ xem xét trách nhiệm của địa phương này", ông Sơn nhấn mạnh.

Đại diện Viện Pasteur cũng khẳng định nơi nào có sự vào cuộc của chính quyền địa phương thì công tác phòng chống dịch sởi ở nơi đó sẽ tốt hơn vì rà soát được trẻ, tránh bỏ sót.

Không thể thấy con sốt nhẹ cũng mang vào tuyến cuối

Để tiêm chủng không tốt, ca sởi tăng cao địa phương phải chịu trách nhiệm - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ tại buổi kiểm tra - Ảnh: THU HIẾN

Ông Hà Anh Đức, cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho hay số ca bệnh sởi ở TP.HCM đang đi theo chiều hướng tích cực, ca bệnh đang giảm.

Đến nay với sự quyết liệt của các chuyên gia đầu ngành, phác đồ hướng dẫn điều trị bệnh sởi mới nhất đã được hoàn thiện và công bố trên cả nước.

Tuy nhiên, ông Đức đánh giá công tác phân tuyến tại bệnh viện chưa tốt vì ca bệnh ở các tỉnh đổ về TP còn rất đông.

"Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 có 1.000 ca bệnh thì chỉ có 200 ca là xứng đáng nhập viện điều trị. Đây là bệnh viện điều trị chuyên sâu, nhiều chuyên gia đầu ngành thì cần dùng trong việc điều trị bệnh nặng.

Những bệnh nhân bị nhẹ cũng đổ về đây, làm tăng mật độ vi rút, dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo. Các bệnh viện tuyến tỉnh hoàn toàn có thể điều trị được bệnh sởi. Không thể chỉ sốt nhẹ là ôm con chạy đến bệnh viện tuyến cuối", ông Đức nhấn mạnh.

Kết luận tại cuộc họp, thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, cho biết TP.HCM công bố hết dịch là tín hiệu vui với TP nói riêng và các tỉnh phía Nam nói riêng. Thế nhưng TP không chủ quan, tiếp tục rà soát, không bỏ sót đối tượng tiêm chủng phòng ngừa bệnh sởi.

Hiện tại ca sởi đang có xu hướng gia tăng ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Điều này cho thấy rõ có khoảng trống trong việc bao phủ vắc xin sởi, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP tiếp tục bám sát, thực hiện nghiêm các công tác phòng chống sởi. Xây dựng kế hoạch để ứng phó trong mọi tình huống không riêng gì bệnh sởi.

Đồng thời, đề nghị Bệnh viện Nhi đồng 1 cần tăng cường tập huấn, đào tạo cho tuyến dưới, đặc biệt là tỉnh thành phía Nam trong công tác khám chữa bệnh.

TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng cho hay hiện TP có cơ chế liên kết vùng với các tỉnh phía Nam, trong đó có công tác phòng chống dịch.

Do đó ngành y tế TP sẽ tập huấn phác đồ điều trị sởi cho các bệnh viện và các tỉnh lân cận.

Ngày 27-3, UBND TP.HCM chính thức công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã trên địa bàn (đợt 1).

22 phường, xã này đã đủ điều kiện công bố hết dịch sởi sau khi không ghi nhận ca mắc mới trong thời gian quy định và đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.

Theo Thu Hiền/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/de-tiem-chung-khong-tot-ca-soi-tang-cao-dia-phuong-phai-chiu-trach-nhiem-20250328131827785.htm

  • Từ khóa

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng
11:45 - 01/04/2025
11 lượt xem

Tật nghiến răng có nguy hiểm?

Nghiến răng tuy không quá nguy hiểm và cần điều trị ngay lập tức như một số bệnh răng miệng cấp tính khác, nhưng về lâu dài bệnh có thể ảnh hưởng đến chất...
09:59 - 01/04/2025
66 lượt xem

Nếu có 4 điều sau, cơ thể bạn đang thực sự khỏe mạnh

Mọi người thường được khuyên hãy lắng nghe cơ thể. Điều này cần thiết vì khi có bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu, chẳng hạn rụng tóc hoặc đau nhức....
07:59 - 01/04/2025
107 lượt xem

Thay đổi về cấp thẻ bảo hiểm y tế, trường hợp nào được cấp mới thẻ giấy?

Thay đổi mới liên quan đến cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế người dân cần biết vừa được Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
15:45 - 31/03/2025
511 lượt xem

Bưởi rất tốt nhưng 'tối kỵ' với những người này

Bưởi và nước ép bưởi có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng chứa vitamin C và kali, các chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể.
14:54 - 31/03/2025
538 lượt xem