190
/
170741
Dấu hiệu nào cảnh báo đường huyết đang bất thường ở tuổi trung niên?
dau-hieu-nao-canh-bao-duong-huyet-dang-bat-thuong-o-tuoi-trung-nien
news

Dấu hiệu nào cảnh báo đường huyết đang bất thường ở tuổi trung niên?

Thứ 4, 09/10/2024 | 10:17:00
170 lượt xem

Hoóc môn insulin có chức năng điều hòa đường huyết trong cơ thể. Khi chúng ta già đi, khả năng sản xuất insulin sẽ giảm sút. Điều này khiến đường huyết dễ biến động. Đường huyết cao sẽ gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho cơ thể.

Tinh bột sẽ được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành đường glucose. Đường glucose trong máu kết hợp với insulin để đi vào tế bào và cung cấp năng lượng năng lượng cho tế bào hoạt động. Hoóc môn insulin sẽ do tuyến tụy tiết ra, theo chuyên san sức khỏe Healthline (Mỹ).

Dấu hiệu nào cảnh báo đường huyết đang bất thường ở tuổi trung niên?- Ảnh 1.

Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang giảm xuống mức quá thấp ẢNH: PEXELS

Quá trình lão hóa khiến nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động kém đi, trong đó có tuyến tụy. Khi bước vào tuổi trung niên, tuyến tụy có thể bắt đầu tiết ít insulin hơn. Do đó, đường huyết sẽ biến động nhiều, có lúc quá cao nhưng cũng có lúc quá thấp.

Biểu hiện của tình trạng này là các triệu chứng như mệt mỏi, mất tập trung, chóng mặt, khát nước nhiều hơn, đi tiểu thường xuyên, tim đập nhanh và nhức đầu. Ngoài ra, nhiều người còn gặp những triệu chứng đáng ngại hơn như sụt cân, mờ mắt hay vết thương chậm lành. Đây đều là những hiệu cảnh báo mức đường huyết trong máu đang không ổn định, dễ rơi vào trạng thái quá cao hay quá thấp.

Tình trạng này nếu không phát hiện và có cách can thiệp phù hợp sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng sức khỏe về sau. Do đó, khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò cực rất quan trọng, giúp sớm phát hiện bệnh.

Trong nhiều trường hợp, khám sức khỏe định kỳ giúp bác sĩ phát hiện bất ổn khi người bệnh chỉ đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc để kiểm soát đường huyết và điều chỉnh lối sống, từ thay đổi chế độ ăn đến tập thể dục.

Nếu không có cách can thiệp phù hợp thì tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2. Bệnh có thể gây ra hàng loạt biến chứng liên quan đến tổn thương mắt, thận, dây thần kinh, bàn chân và tim. Không những vậy, một số chức năng não cũng sẽ bị suy giảm.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Diabetes Cares phát hiện những người mắc bệnh tiểu đường không được điều trị có khả năng bị đột quỵ cao hơn 2,6 lần so với người bình thường.

Các biện pháp như dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng, theo Healthline.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/dau-hieu-nao-canh-bao-duong-huyet-dang-bat-thuong-o-tuoi-trung-nien-185241008182037732.htm 

  • Từ khóa

Tác dụng bất ngờ của chuối luộc đối với huyết áp và cholesterol

Cung cấp kali, chất xơ, hạ huyết áp, hạ mức cholesterol... là những lợi ích bất ngờ từ chuối luộc.
16:24 - 09/10/2024
5 lượt xem

Trà và sữa, mật ong có nên kết hợp với nhau?

Gần đây nhiều người lựa chọn kết hợp trà và mật ong, sữa như một thức uống hằng ngày bởi tin rằng thức uống này tốt cho sức khỏe. Thế nhưng thực sự có...
11:50 - 09/10/2024
114 lượt xem

Uống nước mía vắt chanh mỗi ngày có chữa được ung thư?

Thời gian gần đây, nhiều thông tin từ mạng xã hội có nội dung cho rằng uống nước mía vắt chanh mỗi ngày giúp thanh lọc tủy, chữa ung thư. Điều này liệu có...
08:18 - 09/10/2024
229 lượt xem

Bộ Y tế yêu cầu xác minh sự cố sản phụ tử vong sau sinh mổ tại Lâm Đồng

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng về việc xác minh và báo cáo sự cố y khoa trường hợp sản phụ tử vong sau sinh mổ tại Bệnh viện đa...
15:40 - 08/10/2024
609 lượt xem

Bác bỏ thông tin xuất hiện loại bệnh hô hấp mới

Chiều 7-10, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, những ngày gần đây số ca bệnh hô hấp ở trẻ em trên địa bàn gia tăng. Tuy nhiên, đây là bệnh do các tác nhân siêu...
10:05 - 08/10/2024
742 lượt xem